Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Giống nấm cục trắng đắt đỏ được hái ra sao?


Giong nam cuc trang dat do duoc hai ra sao?

Có khoảng 63 giống nấm cục khác nhau trên thế giới nhưng giống đắt nhất là nấm cục trắng của Italy, có giá từ 6.000 đến 10.000 USD/hơn 450g (hơn 125 - 208 triệu đồng).

Giong nam cuc trang dat do duoc hai ra sao?-Hinh-2

Đồi San Miniato ở thung lũng Arno của Italy, chính là một trong những nơi nhiều nấm cục trắng đắt đỏ được tìm thấy.


Giong nam cuc trang dat do duoc hai ra sao?-Hinh-3
Việc thu hái nấm cục trắng yêu cầu rất nhiều kỹ năng và kiến thức được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những người đi tìm kiếm nấm cục trắng thường sử dụng sự hỗ trợ của những chú chó.


Giong nam cuc trang dat do duoc hai ra sao?-Hinh-4

Nếu bạn muốn tìm thấy được những cây nấm đắt đỏ, bạn phải nhận biết được dấu hiệu từ chú chó đồng hành.

Giong nam cuc trang dat do duoc hai ra sao?-Hinh-5

Massimo, một người có kinh nghiệm trong việc đi “săn” nấm cục trắng, đã tìm thấy một cây nấm nặng khoảng 25 gram, trị giá tới 100 USD.


Giong nam cuc trang dat do duoc hai ra sao?-Hinh-6

Nấm cục trắng thường được dùng trong chế biến các món ăn đắt đỏ tại nhà hàng lớn.

Giong nam cuc trang dat do duoc hai ra sao?-Hinh-7

Nấm cục trắng có vị ngọt và mùi thơm kỳ lạ chính vì sự đặc biệt đó mà những món ăn có thành phần là loại nấm này luôn đắt đỏ.




Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

10 ghi nhớ giúp bạn trở thành thợ làm bánh chuyên nghiệp


Hầu hết đối với những người mới bắt đầu học làm bánh thì đều xảy ra những lỗi cơ bản không thể tránh khỏi. Và mỗi lần gặp phải những lỗi đó có thể sẽ khiến bạn cảm thấy chán nản. Sau đây là 10 mẹo làm bánh cơ bản nhất bạn cần lưu ý để không mắc phải những sai làm đáng có. Khi đó bạn có thể dễ dàng tiến bước trên con đường trở thành một thợ làm bánh chuyên nghiệp đấy.
1. Làm nóng lò trước khi nướng bánh
Bạn phải dành ra ít nhất 15 phút để làm nóng lò trước khi đem nướng bất kỳ loại bánh nào. Để có những chiếc bánh ưng ý bạn cần phải để lò nóng sẵn đặc biệt đối với các loại bánh như bánh quy, bánh cuộn hay pizza, cần chắc chắn rằng nhiệt độ trong lò ổn định và giữ nhiệt tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra xem rãnh đặt khay nướng bánh của bạn đã đúng vị trí chưa bởi mỗi loại bánh khác nhau thi vị trí đặt khay bánh cũng phải khác.
2. Đặc biệt chú ý tới nhiệt độ 
Công thức làm bánh lưu ý tới nhiệt độ thì bạn phải đặc biệt chú ý bởi đôi khi chỉ vì nhiệt độ không đúng mà mẻ bánh của bạn không thành công nổi. Điều này còn quan trọng hơn khi bạn cần đo nhiệt độ của nước hòa với men nở trước khi ủ thành cái. Nước quá nóng sẽ làm “men chết” không nở còn ngược lại nếu nước nguội quá sẽ khiến cho men lâu tan hơn quá trình lên men cũng tốn thời gian hơn.
3. Chọn đơn vị đo lường chuẩn xác
Mẹo làm bánh này bạn cần đặc biệt chú ý. Ví dụ như các dạng bột khô luôn chia theo cup hoặc gram hoặc muỗng canh (15g / 15ml) hoặc muỗng cafe (5g / 5ml). Còn các dạng nguyên liệu lỏng sẽ là ml.
4. Sử dụng nguyên liệu tốt nhất 
Trứng cũ sẽ không có chất lượng tương đương với trứng gà vừa mới đẻ xong, bột mì cũng chỉ nên sử dụng trong vòng 6 tháng kể từ khi mua. Sử dụng nguyên liệu tốt nhất sẽ giúp bánh của bạn trở nên ngon và tươi hơn bao giờ hết.
5. Luôn phải chống dính cho khuôn
Ngoại trừ khuôn chống dính còn đối với tất cả các khuôn làm bánh khác bạn đều phải chống dính cho nó trước khi đổ bột bánh vào nướng. Việc chống dính này có thể dùng bơ lạnh, dầu ăn, bột mì khô hoặc lót giấy nến. Nó sẽ giúp bạn lấy bánh ra một cách dễ dàng hơn. Việc này không áp dụng với các loại bánh không cần chống dính ví dụ như chiffon.
6. Sử dụng đúng trang thiết bị
Với một người làm bánh chuyên nghiệp việc ước lượng nguyên liệu để sử dụng cho chính xác khuôn bánh là điều hết sức quan trọng. Nó có ảnh hưởng tới chất lượng cũng như hình dạng bánh. Vì thế mẹo làm bánh số 6 bạn cần nhớ đó là lựa chọn khuôn sao cho phù hợp với khối lượng nguyên liệu của bạn.
7. Đọc kỹ công thức cũng như kiểm tra chính xác nguyên liệu 
Chúng ta không thể vừa làm vừa kiểm tra lại công thức hay nguyên liệu đã đủ hay chưa vì thế trước khi bắt tay vào làm bạn cần phải đọc kỹ công thức, chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và bắt đầu thực hiện từng bước một cách chi tiết.
8. Cẩn thận khi thay thế nguyên liệu
Hầu hết các công thức làm bánh thường là sự kết hợp của nhiều chất hóa học do vậy việc bạn thay đổi 1 nguyên liệu nào đó trong công thức đôi khi lại gây ra tác dụng phụ đối với công thức làm bánh. Bởi không phải nguyên liệu nào cũng có thể thay thế được cho nhau. Ví dụ như nếu không có bột tartar bạn có thể thay bằng nước cốt chanh nhưng không thể thay thế bột nở (baking powder) bằng men nở (instant yeast) được.
9. Thời gian thực hiện phải chính xác
Rất nhiều các loại bánh khi thực hiện có các khoảng thời gian khác nhau vì thế cho nên bạn cần phải tính toán cho thật chính xác khoảng thời gian cần bỏ ra để hoàn thành và có thể mang lên phục vụ. Ví dụ như bánh mousse hoặc cheesecake sẽ có một khoảng thời gian cần để đông trong tủ lạnh trước khi dùng.
10 ghi nhớ giúp bạn trở thành thợ làm bánh chuyên nghiệp
10. Nhìn vào sản phẩm của bạn
Để kiểm tra xem kem đã đánh đủ bông chưa hay bánh như vậy đã chín chưa cần thực hiện bằng chính kinh nghiệm và mẹo làm bánh của bạn chứ đừng dựa theo khung thời gian cố định của công thức đưa ra. Bởi mỗi lò nướng hoặc mỗi máy đánh trứng sẽ có một công suất khác nhau nên không thể nào áp dụng hoàn toàn về mặt thời gian cũng như nhiệt độ của công thức cho món bánh bạn thực hiện. Điều này có thể ban đầu hơi khó khăn nhưng khi “hiểu” được lò nướng cũng như các trang thiết bị khác của gia đình bạn, bạn sẽ thực hiện chúng một cách hoàn hảo thôi.



Lịch sử thú vị về pho mát

Lịch sử thú vị về pho mát

Pho mát là món ăn khó thiếu đối với nền ẩm thực hiện đại, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Vậy pho mát được sản xuất đầu tiên vào thời gian nào và ở quốc gia nào, ai là người đã phát triển loại thực phẩm thơm ngon, béo ngậy này. Cùng Emdep.vn lội ngược dòng thời gian để tìm hiểu về lịch sử phát triển của pho mát nhé.
Lịch sử thú vị về pho mát
Moon





Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

10 quy tắc ăn uống kiểu Pháp

 Nên rót rượu đầy đến đâu? Bánh mì nên ăn cả ổ hay xé nhỏ? Khoai tây chiên nên ăn bốc hay dùng dĩa? Bạn hãy thử trắc nghiệm nho nhỏ sau về quy tắc ẩm thực tinh tế của người Pháp.
1. Bạn nên đặt khăn ăn vào lòng ngay sau khi ngồi xuống.
Sai. Chỉ khi nào bà chủ nhà đặt khăn ăn vào lòng thì khách mới bắt đầu làm theo.
2. Bánh mì nên được đặt ở rìa bên trái đĩa.
Sai. Bánh mì phải được để trực tiếp trên khăn ăn, trừ khi đó là bữa ăn trang trọng có đĩa riêng dành cho bánh mì.
3. Khi món khai vị được bày ra, bạn nên đợi chủ nhà phát biểu trước khi uống.
Đúng. Bạn nên chờ chủ nhà bắt đầu. Chủ nhà sẽ phát biểu ngắn gọn, sau đó tất cả cùng chạm ly. Bạn nên lịch sự nhìn vào mắt người khác khi chạm cốc và nói: “Santé”.
10 quy tắc ăn uống kiểu Pháp
Pháp là một trong những nước có văn hóa ẩm thực cầu kỳ và tinh tế. Ảnh: Uptourist.
4. Bạn nên xé bánh mì thành từng miếng nhỏ trước khi ăn.
Đúng. Cắn cả ổ bánh mì được xem là hành vi bất lịch sự.
5. Nếu được nhờ lấy giùm lọ muối, bạn nên đưa cả lọ muối và lọ tiêu.
Sai. Ở Mỹ, muối và tiêu là cặp bài trùng và luôn đi cùng nhau. Tuy nhiên ở Pháp, nếu người ta nhờ bạn đưa lọ muối, bạn chỉ nên đưa muối mà thôi.
6. Sau mỗi món ăn, bạn nên lau đĩa bằng một mẩu bánh mì.
Đúng. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện một cách nhẹ nhàng vì đây là cách làm sạch đĩa cho món mới. Tốt nhất là dùng nĩa lấy bánh mì lau đĩa chứ không lau trực tiếp bằng tay. Trong những bữa ăn trang trọng, mỗi món ăn được phục vụ vào đĩa mới, bởi vậy bạn sẽ không phải bận tâm đến việc này.
7. Khi rót rượu phải rót gần đầy, cách miệng ly 5 mm.
Sai. Khi rót rượu, bạn chỉ nên rót đầy 3/4 ly.
8. Khi được mời đến một bữa ăn nhẹ (apéros), bạn nên mang một món quà để tặng chủ nhà.
Sai. Với apéros, bạn không cần mang quà. Nhưng nếu được mời đến ăn tối, bạn nên tặng quà cho chủ nhà. Món quà có thể là hoa, chai rượu, món tráng miệng hoặc phô mai.
9. Một bữa tối kiểu Pháp thường bao gồm salad khai vị, món chính, phô mai, tráng miệng và cà phê.
Đúng. Bánh mì, rượu và nước được phục vụ trong suốt bữa ăn.
10. Ăn khoai tây chiên có thể bốc bằng tay.
Sai. Mặc dù đồ ăn nhanh có mặt ở Pháp, ăn bốc là điều tối kỵ trên bàn ăn. Tốt nhất bạn hãy quan sát và làm theo chủ nhà.




Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Những quy tắc trên bàn ăn khắp năm châu

Húp mì thành tiếng ở Nhật Bản, nên đến muộn 30 phút ở Mexico, người giàu nhất phải trả tiền... là những quy tắc ăn uống độc đáo của một số quốc gia trên thế giới.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Những luật lệ ăn uống kỳ quặc trên thế giới

Ăn uống là nét văn hóa của mỗi vùng miền, tuy nhiên, nhiều quốc gia đã nâng nó lên… thành luật, và ai vi phạm đều bị bỏ tù
Không được ăn kẹo cao su
Nhai kẹo cao su ở các MRT (mạng lưới tàu điện ngầm) của Singapore là phạm luật. Tại đây, việc bán và ăn kẹo cao su đã bị cấm hơn 20 năm nay. Đến năm 2004, nước này nới lỏng luật và cho phép người dân sử dụng kẹo nếu bác sĩ kê đơn. Ngoài cấm kẹo cao su, hút thuốc nơi công cộng cũng bị quốc đảo sư tử phạt rất nặng.
Không ăn dưa hấu
Mùa hè nóng nực được giải nhiệt bằng miếng dưa hấu tươi mát chắc chắn rất tuyệt. Nhưng ở Rio Claro, Brazil, bạn sẽ không hề thấy loại quả này trong thực đơn vì nó bị cấm.
Không nhả kẹo cao su trên phố
Vứt rác bừa bãi là một hành động không nên biến thành thói quen. Tuy vậy, rất nhiều người lại không có ý thức, ví dụ như việc nhả kẹo cao su trên đường phố. Nếu làm thế tại Thái Lan, bạn sẽ phải chịu mức phạt 600 USD hoặc hơn. Không nộp phạt, bạn sẽ bị tống vào tù.
Ăn sai quy định bị bỏ tù
Năm 2011, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất ra lệnh, du khách đi nghỉ ở đây trong khoảng thời gian diễn ra lễ ăn chay Ramadan phải thực hiện nhiều nghi thức giống người dân bản địa. Điều đó có nghĩa là họ không được ăn uống vào ban ngày. Trường hợp du khách phạm luật vì lỡ ăn, uống hay hút thuốc nơi công cộng sẽ đối mặt với một án tù.
Cẩn thận với cải Brussels
Ở Bỉ, bạn sẽ gặp một chút rắc rối nếu rời bàn ăn mà vẫn còn cải Brussels trong đĩa. Ngoài ra, việc ném cải Brussels vào khách du lịch là điều hoàn toàn hợp pháp. Do vậy, bạn hãy thận trọng và chuẩn bị tinh thần nếu gặp phải tình huống khó chịu này. Cải Brussels được xem là món ăn bổ dưỡng, ngừa một số bệnh ung thư và rất tốt cho sức khỏe cũng như thanh lọc cơ thể.
Không được cho chim ăn
Ngồi ở các ghế dài, bóp vụn bánh mì để cho chim ăn khi chúng sà xuống quanh chân là một trong những trải nghiệm thú vị ở nhiều thành phố. Tuy nhiên ở San Fransico, Mỹ, hành động cho bồ câu trên các hè phố hay quảng trường ăn là phạm pháp.
Tháng ăn chay Ramadan ở Dubai, các tiểu vương quốc Arab Thống nhất.
Không nhập hay tự làm bia
Nhập khẩu hay tự ủ và làm bia đều là hành động bất hợp pháp ở Nigeria. Tuy nhiên, uống bia lại không hề bị cấm đoán. Bạn có thể mua và uống nếu tìm thấy bia, miễn là đủ 21 tuổi trở lên.
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những nguyên tắc ăn uống riêng biệt. Bạn nên nhập gia tùy tục để tránh những hiểu lầm đáng tiếc.
Trung Quốc: Nguyên tắc thứ nhất cần nhớ là đừng bao giờ chĩa đũa vào người đối diện, đó là biểu hiện của sự khiếm nhã. Nguyên tắc thứ hai là không bao giờ cắt sợi mì khi ăn. Họ quan niệm rằng, sợi mì càng dài tượng trưng cho việc sống thọ, cắt mì đồng nghĩa với chết sớm.
Hàn Quốc: Người nhỏ tuổi trong nhà không được tự ý dùng bữa nếu người lớn tuổi chưa bắt đầu ăn.
Chile: Bạn đừng bao giờ dùng tay để ăn bất kỳ món nào ngay cả khi đó là pizza.
Italia: Khi bạn từ chối lần đầu lời mời dùng bữa của một người Italia, điều đó có thể vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên, trong lời mời thứ hai, bạn nhất định phải nhận lời nếu không muốn tình cảm rạn nứt.
Pháp: Người dân quốc gia này ăn uống rất từ tốn, thậm chí là chậm chạp. Khi dùng bữa, bạn cũng đừng vội vàng ăn quá nhanh. Họ cho rằng, những người ăn nhanh sở hữu tính cách không tốt. Bạn không nên bỏ lại thức ăn thừa, họ sẽ nghĩ rằng gia chủ nấu ăn dở.
Tanzania: Nếu được một gia đình Tanzania mời dùng tiệc tối, bạn nên đến trễ 20 phút thay vì đến sớm vì có thể khiến chủ nhà khó chịu.
Nga: Chỗ dành cho những chai rượu vodka rỗng là dưới sàn nhà, nếu đặt trên bàn là dấu hiệu của chuyện không hay sắp xảy ra. Họ cũng không dùng dao khi thưởng thức món ăn.
Ai Cập: Nếu món ăn bạn đang dùng có phần nhạt hơn so với khẩu vị quen thuộc, đừng rắc thêm muối vì đây là hành động có ý chê trách đầu bếp không nấu ăn ngon.
Kazakhstan: Trong một bữa ăn có phục vụ trà, tách của bạn thường sẽ chỉ được rót một nửa. Người Kazakhstan cho rằng nếu tách trà được châm đầy nghĩa là chủ nhà đang muốn tiễn khách…


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Lịch sử hình thành của đồ dùng ăn uống xưa và nay

Những món đồ rất quen thuộc phục vụ con người trong mỗi bữa ăn đều có câu chuyện riêng về sự xuất hiện của mình. Hãy cùng tìm hiểu về chúng qua bài viết này.

Đũa
Mô tả ảnh.
Đôi đũa là đồ vật không thể thiếu trong mỗi bữa ăn châu Á
Đôi đũa cổ xưa nhất được sử dụng xuất hiện từ triều đại nhà Thương. Ban đầu, đũa được làm bằng đồng và được thiết kế như một dụng cụ  để giúp tay đỡ bỏng và gắp đồ ăn ra khỏi nước sôi. Sau này, chiếc đũa bắt đầu được dùng rộng rãi hơn và trở thành vật dụng không thể thiếu trong bữa ăn của người châu Á.
Thìa
Mô tả ảnh.
Thìa có hình dạng bàn tay thu nhỏ, dùng để nêm nếm thực phẩm
Ngoài dao thì thìa cũng là đồ vật không thể thiếu trong nhà bếp từ Âu đến Á. Nguồn gốc chính xác của chiếc thìa hiện nay vẫn chưa được rõ ràng, mặc dù các nhà khảo cổ tìm thấy những chiếc thìa thô sơ trong hóa thạch của người Neanderthal cổ vào khoảng 1000 năm TCN. Chúng có hình dạng chiếc tay thu nhỏ của con người để nêm nếm thực phẩm. Ở châu Âu thời phong kiến, cán thìa được trang trí hoa văn tỉ mỉ và được dùng làm quà tặng trong giới thượng lưu.
Dĩa
Mô tả ảnh.
Dĩa được dùng trên bàn ăn lần đầu tiên ở Ba Tư
Đầu tiên, dĩa chỉ có nhiệm vụ lấy thịt từ trên chảo xuống cho khỏi bỏng tay ở La Mã, Hy Lạp và Ai Cập. Mặc dù những chiếc dĩa 3 chân được sử dụng trong nhà bếp, thìa và dao trên bàn ăn nhưng tới thế kỷ thứ 8 và 9, phiên bản của những chiếc dĩa nhỏ được sử dụng như một công cụ ăn uống ở Ba Tư. Giống như thìa, chiếc dĩa được trang trí tỉ mỉ ở phần cán và được giới quý tộc coi là biểu hiện của sự xa hoa.
Bát
Mô tả ảnh.
Bát là đồ dùng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn
Bát ăn cơm là món đồ dùng quan trọng bậc nhất trong các dụng cụ trên bàn ăn. Bát ăn cơm có mặt từ rất lâu đời, đầu tiên chỉ dùng để sẻ cơm ra từng phần khi khẩu phần ít đi mà vẫn phải đảm bảo công bằng cho từng thành viên trong gia đình. Sau này, bát ăn cơm còn có nhiều “biến thể” khác như bát đựng canh, bát đựng mắm,... cho hợp vệ sinh và lịch sự.
Dao
Mô tả ảnh.
Dao ăn bắt đầu được dùng khi sở thích ăn "nguyên con" phổ biến tại châu Âu
Ban đầu, dao được dùng để cắt, thái, sơ chế  trong nhà bếp. Nhưng khi những món ăn như bít tết, thịt bò, thịt gà... được nấu nguyên con rồi chuyển lên bàn ăn thì sự xuất hiện của những con dao nhỏ trở nên rất cần thiết. Người ta dùng dao để cắt nhỏ thức ăn từ miếng to, sau đó lấy dĩa xiên đưa vào miệng. Sử dụng dao dĩa trong ăn uống thường phổ biến ở các nước phương Tây hơn là ở châu Á.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons