Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Thịt gác bếp, món ngon dự trữ

Thịt gác bếp (còn gọi thịt hun khói), là món ăn truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao. Đây là nguồn thực phẩm dự trữ để dùng cho bữa ăn hàng ngày hoặc tiếp đãi khách quý.

Nguyên liệu để chế biến món thịt hun khói rất đa dạng, từ thịt trâu, bò, lợn… Thịt được treo trên bếp lửa hồng để cho khô quánh lại, không bị ôi, thiu. Khi cắt miếng thịt ra để xào nấu vẫn còn màu hồng tươi của thịt nạc, phần thịt mỡ thì quánh lại khô giòn, ăn có vị thơm ngậy mà lại không béo ngấy.
Theo chị Lò Thị Vân, dân tộc Thái ở bản Lầu, TP.Sơn La (Sơn La), thịt gác bếp là món ăn có từ lâu của người vùng cao, là cách bà con bảo quản thực phẩm lâu dài, dùng khi thời tiết khắc nghiệt hoặc không thể xuống chợ mua bán.
thit gac bep, mon ngon du tru hinh anh 1
 Thịt gác bếp đã trở thành một món ăn đặc sản vùng cao được nhiều người biết đến. (Ảnh: S.N)
Để làm món thịt này người ta thường lấy thịt bắp hoặc thịt vai của những con trâu, bò, lợn, thái miếng dài 25-30cm; dày từ 2-5cm; bề ngang tuỳ theo thớ thịt, rồi đem ướp với rượu và muối, các gia vị khác như ớt, gừng, mắc khén... rồi cho vào bình hoặc lọ đậy nắp kín ngâm khoảng 1 tuần lễ. Sau đó, xâu thịt lại bằng dây rừng treo lủng lẳng trên gác bếp để cách ngọn lửa chừng 20cm trở lên tránh không cho đầu ngọn lửa bén vào làm cháy thịt. Có hơi nóng của lửa, miếng thịt rút nước khô lại, mỡ cũng tiết ra bớt và khói than tạo thành một lớp bọc ngoài bảo vệ vững chắc, vi khuẩn khó xâm nhập và làm hỏng phần bên trong của thịt. Vì thế món thịt hun khói luôn giữ được mùi thơm, khi ăn thấy dai và ngọt đượm.
“Thịt có thể ăn ngay sau khi treo được một tuần, nhưng muốn ngon hơn phải để sau một tháng. Lúc ấy đem thịt xuống, ngâm với nước gạo hoặc lấy nước sôi rửa sạch, sau đó thái lát mỏng để xào nấu. Có thể chế biến ra nhiều món: Luộc, rán, xào, nấu, nhưng có lẽ ngon hơn cả vẫn là món thịt xào với rau cải địa phương. Vị ngọt của thịt với vị ngọt của rau cải lẫn vào nhau, ăn vừa dai vừa giòn lại bùi bùi ngòn ngọt, ăn mãi không thấy ngán” – chị Vân chia sẻ.
Thời tiết cũng là một yếu tố quan trọng để bắt tay vào chế biến món thịt hun khói, thường bắt đầu vào mùa rét là có thể làm được. Và món thịt được ăn qua mùa đông, hết mùa xuân. Còn vào mùa hạ thường thì không làm món này vì thịt dễ ôi thiu...


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

5 trào lưu ẩm thực lên ngôi ở Hà Nội năm 2015

Hoa quả tự múc hay bánh mì sang chảnh đáp ứng được nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, có mức giá phù hợp nên phát triển nhanh chóng.

1. Các chuỗi cửa hàng bánh mì
Vốn là món ăn nhanh, đơn giản, giống như nhiều món truyền thống khác, bánh mì Việt đang dần thay đổi diện mạo để hấp dẫn hơn.
Từ năm 2014, những tiệm bánh mì “sang chảnh” bắt đầu xuất hiện tại Hà Nội. Vẫn bán món quen thuộc như bánh mì pate, bánh mì chả, bánh mì que Hải Phòng…, các tiệm này được đầu tư không gian đẹp, máy móc thiết bị hiện đại, bày biện sạch sẽ, bắt mắt. Giấy gói bánh cũng có logo thương hiệu. Họ thường có đội ngũ giao hàng tận nơi, đáp ứng nhu cầu lớn của dân công sở. Chính cách đầu tư và phục vụ mới mẻ đã tạo nên sức hút cùng hiệu ứng lớn. Sang năm 2015, những tiệm bánh mì kiểu này thực sự bùng nổ, trở thành trào lưu ẩm thực của Hà Nội.
Một tiệm bánh mì theo xu hướng mới.
Một tiệm bánh mì theo xu hướng mới.
Đến nay, bạn có thể thấy nhiều cái tên như Bánh Mì Ngố, Bánh Mì Minh Nhật, Bami King, Bánh mì Hội An, Bánh mì ba miền, Bánh mì V+, Banh mee xuất hiện trên các tuyến phố. Ngoài món kẹp pate truyền thống, giờ người Hà Nội có thể lựa chọn thêm bánh mì bò nướng, bánh mì xá xíu, bánh mì gà, bánh mì Hội An, bánh mì Sài Gòn… với giá 20.000-30.000 đồng một chiếc. Bởi vậy, món ăn nhanh và ngon miệng này luôn là sự lựa chọn lý tưởng.
2. Bánh canh ghẹ
 Là món ăn quen thuộc ở các tỉnh miền Trung, nhưng 2 năm gần đây, bánh canh phổ biến được nhiều người Hà Nội biết đến.
Bánh canh ghẹ.
Bánh canh ghẹ.
Giống như các món bún - phở thông thường, bánh canh cũng có nước chan nóng hổi, có sợi bánh làm từ bột gạo cùng thịt, cua, cá… Điểm khác cơ bản đó là nước dùng sánh, sợi bánh to tròn hơn, thịt ăn kèm cũng thường giàu đạm như cua, ghẹ. Nửa lạ, nửa quen chính là yếu tố dễ tiếp cận và thu hút khách. Từ cuối năm 2014, khi một vài quán đi tiên phong thành công với bánh canh ngon lạ, sang năm 2015, phố phường Hà Nội bắt đầu mọc lên tấm biển “Bánh canh ghẹ”.
Bánh canh là món dễ kết hợp, có thể thưởng thức cùng cua, ghẹ, cũng có thể ăn cùng cá, tôm, trứng cút, chả cá…, dễ hợp khẩu vị nhiều người. Trong đầu năm 2015, bánh canh dần phổ biến hơn, là lựa chọn mới cho bữa sáng của các gia đình hay bữa trưa của dân công sở, dù mật độ chưa dày như bún - phở. Tuy nhiên, đến giữa năm 2015, trào lưu bánh canh có vẻ bão hòa.
3. Kem hoa quả tươi
 Mùa hè năm nay, ngoài những tiệm kem có thương hiệu như Fanny, NZ, Tràng Tiền..., Hà Nội xuất hiện thêm một số tụ điểm mới là Hàng Mành, phố Quang Trung, Ô Chợ Dừa. Những nơi này đều chung một ý tưởng là cho ra đời món kem hoa quả tươi.
Loại kem này làm từ trái cây tươi qua một bước xay sinh tố, sau đó cho vào máy làm kem. Tuy nhiên, công đoạn chế biến còn có một bước quan trọng nữa là trang trí cho chiếc kem bắt mắt. Các tiệm kem này đã cho ra những que kem không chỉ mát lạnh ngày hè mà còn độc đáo, hấp dẫn.
Các món kem hoa quả đẹp mắt.
Các món kem hoa quả đẹp mắt.
Khách có thể thưởng thức nhiều vị hoa quả nào mà mình yêu thích như kiwi, dâu, chanh, dưa hấu…, lại được chọn thêm hạt rắc như hạnh nhân, hạt phỉ, hạt dẻ cười, dừa sấy hoặc nhúng thêm chocolate. Có quán tạo hình kem rất thú vị thành hình trái chuối, miếng dưa. Những que kem sắc màu không chỉ giúp giải tỏa cơn nóng mà còn đáp ứng được nhu cầu thích chụp hình của giới trẻ.
Kem hoa quả tươi được bán khoảng 20.000 đồng một chiếc - mức giá dễ tiếp cận khách teen. Vì thế không ngạc nhiên khi kem hoa quả tươi trở thành một trong những món giải nhiệt hot nhất của mùa hè 2015.
4. Quán Thái
 1-2 năm trở lại đây, ẩm thực Thái Lan thực sự gây bão mạnh. Đó là lý do quá nửa các quán dessert mới nổi tại Hà Nội hiện nay như Koh Samui, Aroi, Aloydee, Thai bla đều mang phong cách Thái.
Ưu điểm của ẩm thực Thái Lan là nguyên liệu phong phú, sắc màu, trình bày bắt mắt, hương vị ngọt ngậy chiếm chủ đạo nên dễ được lòng khách trẻ. Các mòn chè Thái, kem xôi dừa hay trà sữa Thái là minh chứng rõ nhất.
Koh Samui - một trong những thương hiệu quán Thái Lan đông khách ở Hà Nội. Ảnh: KohSamui.vn.
Koh Samui - một trong những thương hiệu quán Thái Lan đông khách ở Hà Nội. Ảnh: KohSamui.vn.
Các quán Thái cũng rất biết nắm bắt thị hiếu - không đầu tư theo lối nhà hàng sang chảnh, chỉ cần không gian vừa phải nhưng xinh xắn, sạch sẽ, có vỉa hè đáp ứng cho nhu cầu lê la “chém gió”, đầu tư thêm đội ngũ nhân viên mặc đồng phục trông chuyên nghiệp, vậy là đã thu hút được đông đảo giới trẻ. Quy mô vừa phải, món ăn dễ được chuộng, lại không quá cầu kỳ nên các quán phong cách Thái đã trở thành xu hướng kinh doanh ở Hà Nội suốt vài năm trở lại đây. Đến cuối năm nay, cơn bão này đang có chiều hướng giảm nhiệt.
5. Buffet hoa quả
 Chỉ với 25.000-35.000 đồng, khách được tự tay múc và thưởng thức thoải mái loại hoa quả mà mình yêu thích. Đó là mô hình buffet hoa quả đã thu hút giới trẻ Hà Nội suốt mấy tháng qua. Công đầu cho trào lưu buffet hoa quả thuộc về một quán tên Lak Lak trên vỉa hè đường Trần Hưng Đạo. Suốt hơn một tháng kể từ khi khai trương, chỉ một chiếc xe đẩy luôn đầy ắp hoa quả tươi ngon, tiếng nhạc xập xình, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, quán hoa quả tự múc này tối nào cũng có hàng trăm lượt khách xếp hàng, chầu trực. Tiếng lành đồn xa, chưa quá nửa tháng sau, xung quanh đó bán kính 1-2 km đã mọc lên những tấm biển “buffet hoa quả” với mức giá cạnh tranh hơn và cũng áp dụng mô hình tương tự.
Để mở một quán buffet hoa quả không cần bí kíp nghề, vốn liếng cũng ít, chỉ cần hoa quả tươi, chiếc xe bán hàng, chồng ghế, khay, cốc nhựa, cộng một khoảng vỉa hè đủ rộng cho khách. Thậm chí nếu thiếu vỉa hè, các chủ kinh doanh lại nhắm đến đối tượng khách mua mang đi. Đơn giản vậy nên các quán buffet hoa quả nhanh chóng mọc lên như nấm. Bây giờ, đến các phố như Hàng Bài, Xã Đàn, Trần Xuân Soạn, Hòa Mã, Trần Hưng Đạo…, bạn cũng có thể tìm được ít nhất một địa chỉ để trải nghiệm hoa quả tự múc.
Có lẽ nếu xuất hiện từ đầu mùa hè 2015, "buffet hoa quả" sẽ tạo được hiệu ứng lớn hơn, có thể không thua kém những cơn sốt chè khúc bạch, phomai que của 2-3 năm về trước.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Rong nho biển Phan Rang

Ninh Thuận là tỉnh có vùng biển rộng lớn, nhiều bãi đầm với vị trí địa lý thuận lợi nên rất tiềm năng để trồng “Rong nho biển”, đây là mô hình nuôi trồng thủy sản mới ở vùng biển huyện Ninh Hải. Rong nho biển hay còn gọi là trứng cá xanh là thực phẩm tự nhiên, thuộc họ nhà tảo, có hình dáng và màu sắc giống trái nho xanh, kết lại với nhau thành từng chùm trên thân dài. Khi ăn có cảm giác giòn giòn, thanh mát, có vị chua, mặn vừa phải và mang hương vị rất đặc biệt.
Thực phẩm này rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin A, E, C, B12, canxi, sắt và các khoáng chất vi lượng rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra rong nho biển còn giúp nhuận tràng, kháng khuẩn đường ruột, tăng cường khả năng miễn dịch, cung cấp năng lượng, thúc đẩy quá trình tăng trưởng, kích thích ăn uống, hỗ trợ hệ tuần hoàn, giúp ăn ngon miệng, bổ máu, tăng sức đề kháng, thị giác và hệ thần kinh. Rong nho còn chứa chất  Fucan, có thể giảm được những vết sưng tấy của cơ thể.
Rong nho biển có thể chế biến làm salad hoặc rau ăn kèm với các món chính như bít tết, thịt rán, dễ sử dụng như một loại rau xanh trong những bữa ăn gia đình. Phần thân non giòn có thể làm gỏi giống như những loại rong biển khác. Ngoài ra có thể dùng để ăn sống ướp lạnh kèm với các loại nước sốt như mù tạt, xì dầu, mayonaise, sốt mè rang, muối tiêu chanh... hoặc dùng rong nho để nấu lẩu, nấu canh, nấu chè, làm sinh tố rất ngon. Hiện nay ở Ninh Thuận có 2 loại rong nho biển là dạng tươi và dạng khô.Dù là loại nào đi nữa thì quý khách cũng nên lưu ý tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.
Đối với rong nho biển tươi quý khách không nên bảo quản rong nho trong tủ lạnh, chỉ để rong nho ở nơi thoáng mát. Thời gian bảo quản dao động từ 7- 10 ngày.Khi dùng thì rửa sạch, ngâm vào nước khoảng 10 - 15 phút cho rong nho bớt mặn rồi chế biến thành món ăn. Tốt nhất quý khách ngâm với nước đá lạnh để bớt vị tanh và khi ăn rong sẽ giòn hơn. Sau đó vớt lên và sử dụng như rau thông thường.Còn đối với rong nho biển khô quý khách nên để trong ngăn mát tủ lạnh, thời hạn sử dụng rong nho khô có thể lên tới 6 tháng. Cách sử dụng rong nho khô rất đơn giản, quý khách bỏ rong nho khô vào bát nước ngâm trong vòng 5 phút cho rong nở ra, sau đó đổ nước này đi. Tiếp tục ngâm trong nước sạch khoảng 3 phút để rong được giòn.Lúc này có thể sử dụng liền. Thực phẩm này không những giúp bữa ăn thêm thơm ngon mà còn dùng để trang trí, giúp món ăn trông tinh tế và bắt mắt hơn. Đây là thực phẩm thiên nhiên hội tụ đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể đồng thời có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Vì vậy khi có dịp đến thăm Ninh Thuận quý khách nhớ mua rong nho biển về làm quà cho gia đình và người thân để cảm nhận được hương vị mới lạ của thực phẩm thiên nhiên giá trị này.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Cá lưỡi bò làm món gì cũng ngon

Gọi là cá lưỡi bò, chứ tên chính của loài cá này theo Wikipedia tiếng Việt là cá lưỡi trâu. Ngoài ra, bà con nông dân còn gọi bằng nhiều cái tên khác nữa như cá lưỡi mèo, cá thờn bơn... Bởi thế trong nhiều thực đơn, các món ngon từ cá lưỡi bò cũng có nhiều tên gọi khác.

   
Loài cá nầy thích nghi ở cả ba môi trường nước mặn, lợ và ngọt, nhiều nhất là các cửa sông, nơi có nhiều cát. Điểm đặc biệt của cá lưỡi bò là mặt lưng và mặt bụng có hai màu khác nhau. Hai mắt đều nằm trên lưng vì khi bơi lội, thân cá dẹt nằm sấp, uốn lượn trên lớp bùn hoặc cát một cách uyển chuyển như dải lụạ. Các vây đuôi, ngực và hậu môn đều bao quanh thân.        
Xưa kia, các món ngon từ cá lưỡi bò thường rẻ tiền, chỉ có mặt trên những mâm cơm đạm bạc với món kho hoặc chiên. Do đó, mỗi lần nhìn thấy cá lưỡi bò, tôi lại chạnh nhớ đến mẹ tôi thường hay mua loại cá nầy về rồi đánh vẩy, mổ cá, làm sạch rồi ướp tiêu, hành, tỏi, ớt và nước màu. Mẹ bắc ơ lên bếp kho. Mỗi lần cá chín, mùi thơm dậy lên khiến bụng tôi đói cào không sao cưỡng lại nổi. Trong ký ức xa vời đó, tôi còn nhớ, hôm nào mâm cơm có món cá lưỡi bò kho tiêu là hôm đó cơm bị vét sạch nồi.
ca luoi bo lam mon gi cung ngon hinh anh 1
Cá lưỡi bò (lưỡi trâu) chưa qua sơ chế.
Ngày nay, con cá lưỡi bò đã vượt khỏi thân phận của loài “cá tạp” và có mặt đường hoàng trong các nhà hàng, quán ăn và các bữa cơm gia đình. Không chỉ ở quê mà ngay cả thành thị, nhiều người đều thích món ngon từ cá lưỡi bò vì đây là một loài cá sạch, sống trong thiên nhiên.         
Cá lưỡi bò nhờ ít xương, thịt ngọt, lành tính nên có thể chế biến thành nhiều món ngon như kho mẳn, chiên tươi, làm mắm cá. Người dân sành điệu về mắm ở U Minh Thượng (Kiên Giang) còn đánh giá mắm cá này ngon nhất hạng.  Món hấp dẫn kế tiếp kế tiếp là khô cá lưỡi bò, một món ăn tuy đạm bạc nhưng rất độc đáo nhờ thịt ngọt, mềm và mùi vị thơm ngon không chỗ chê.         
Khô cá lưỡi trâu ngon nhất là khô một nắng, có thể chiên giòn, hay chiên chín, ăn kèm với rau vườn, ngon nhất là dưa leo, cà chua, rau răm, cải trời.
Khách xa quê lâu ngày thường nhớ đến món ngon từ cá lưỡi bò có lẽ phần nhiều bởi món khô cá này, tuy là món ăn dân dã nhưng lại đậm chất quê nhà và còn là món ăn gợi nhớ gợi thương đối với những ai đã từng trải qua một thời thơ ấu ở xứ biển hoặc những vùng quê sông nước.
ca luoi bo lam mon gi cung ngon hinh anh 2
Khô cá một nắng.
ca luoi bo lam mon gi cung ngon hinh anh 3

Khô cá lưỡi trâu chiên giòn.
ca luoi bo lam mon gi cung ngon hinh anh 4
Mắm cá lưỡi trâu vùng U Minh Thượng.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Quy trình sản xuất nước tương lên men tự nhiên

Muốn lên men hạt đậu nành và lúa mì, người ta phải sử dụng loại nấm mốc tự nhiên Aspergillus Oryzae để ủ cùng trong 3-5 ngày.


Từ xa xưa, nước tương đã trở thành thứ gia vị truyền thống không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt. Ngày nay, những giọt nước tương sóng sánh, ngọt thanh và thơm dịu vị đậu nành của chai nước tương lên men tự nhiên vẫn tiếp tục len lỏi vào bữa cơm hàng ngày. Đối với nhiều bà nội trợ đảm đang, có những bí quyết làm và pha nước tương ngon đặc biệt mà không phải ai cũng biết.



Chọn đậu, làm mốc, ủ men… là các bước chính trong quy trình sản xuất nước tương lên men tự nhiên. Công đoạn đầu tiên là tuyển chọn những hạt đậu nành chắc mẩy, để cho ra đời những giọt nước tương chất lượng cao.

Muốn lên men hạt đậu nành và lúa mì, người ta phải sử dụng loại nấm mốc tự nhiên có tên khoa học là Aspergillus Oryzae để ủ cùng trong 3-5 ngày. Thời gian này, vi sinh vật sẽ sử dụng nguồn dưỡng chất từ đậu nành và sản sinh enzyme phân giải protein thành axit amin. Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định vị ngon của thành phẩm, giúp phân biệt chất lượng của nước tương lên men tự nhiên với các loại khác.

Một mẻ nước tương lên men tự nhiên cần đến 3-6 tháng để hoàn thiện. Enzyme từ vi sinh vật tiếp tục thủy phân protein thành axit amin, đồng thời thực hiện nhiều phản ứng sinh học khác để sản sinh ra các hợp chất hữu cơ tạo màu sắc, mùi vị đặc trưng của nước tương.



Dưới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, có nhiều phương pháp và chất xúc tác hóa học rút ngắn thời gian ủ tương xuống còn khoảng một tuần. Cách làm này giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, song vị nước tương không đạt như truyền thống. Nước tương ngon cần quá trình lắng đọng dài lâu và thuận theo tự nhiên, không thể nóng vội mà đốt cháy gia đoạn. Thời gian 3-6 tháng mới đủ để những hạt đậu nành hảo hạng biến hóa thành những giọt nước tương sóng sánh, màu sắc tự nhiên, ngọt thanh và thơm dịu.

Sau 3-6 tháng chăm chút, giọt nước tương lên men tự nhiên sẽ có vị ngọt dịu khi chạm nhẹ đầu lưỡi, lan tỏa xuống cổ họng rồi kích thích toàn bộ vị giác. Khứu giác có thể cảm nhận mùi thơm thoang thoảng vị đậu nành. Bà nội trợ sành ăn dễ dàng tìm lại được vị ngon trong ký ức giống những hũ nước tương của các bà, các mẹ làm ngày xưa.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

Giải mã tên gọi các quán phở bắt đầu bằng chữ Cồ ở Hà Nội

Cách Hà Nội 100km về hướng Nam, có một gia tộc họ Cồ nổi tiếng khắp vùng Nam Định vì lưu giữ bí kíp nấu phở tuyệt khéo. Theo chân người xứ ấy, phở Cồ xuất hiện ở Hà Nội.

Trải qua gần một thế kỉ hình thành và phát triển, những người con họ Cồ ngày nay đã đưa thương hiệu phở Cồ trở thành một cái tên quen thuộc đối với nhiều người dân Hà thành nhưng ở chính quê hương đất phở Vân Cù (Đồng Sơn - Nam Trực - Nam Định), nghề làm phở lại khá trầm lắng.

Xét về mặt ẩm thực, chỉ cần đi quanh Hà Nội, người ta cũng thỏa sức nếm thử đủ loại đặc sản trên khắp các địa danh vùng đất hình chữ S. Phở Cồ - một món ăn nức tiếng vùng quê Nam Định, cũng là một trường hợp như thế.

Nói về phở, Hà Nội có rất nhiều quán phở ngon. Nào là phở Bát Đàn, Lý Quốc Sư, thêm nữa lại có phở Thìn, phở Sướng, phở Mặn... nhưng, phở lại không phải là một món ăn của riêng người Hà Nội. Cách mảnh đất ấy gần 100km về hướng Nam, có một gia tộc họ Cồ nổi tiếng khắp vùng Nam Định vì lưu giữ những bí kíp nấu phở tuyệt khéo. Theo chân người xứ ấy, phở Cồ xuất hiện ở Hà Nội. Tuy chưa phải quá lâu nhưng đã sớm gây dựng được thương hiệu và chiếm trọn tình cảm của những người sành ăn đất kinh kỳ.

ABC_1609-0d65d
Ở Hà Nội, cứ khoảng 5 quán phở lại có một quán có tên gọi bắt đầu bằng chữ "Cồ"

Khác với những loại phở khác, phở Cồ ở Hà Nội có rất nhiều địa chỉ. Không biết những ai yêu phở, đã bao giờ từng thắc mắc, vì sao cứ khoảng 5 quán phở ở Hà Nội, lại có một quán phở bắt đầu bằng chữ Cồ? Đâu là nguyên nhân khiến thương hiệu này có khả năng lan tỏa sâu rộng đến vậy? Có lẽ những câu hỏi này sẽ không dễ trả lời bởi đằng sau chữ "Cồ" giản đơn ấy là cả một câu chuyện rất dài.

Rời quê hương, mang thương hiệu phở Cồ lan tỏa khắp Hà thành

Để trả lời vì sao quán phở ở Hà Nội thường bắt đầu bằng chữ Cồ, chúng tôi đã tìm về làng Vân Cù (quê hương của người họ Cồ ở xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), nơi được xem là mảnh đất khai sinh ra thương hiệu phở cồ nức tiếng đất Hà Thành.

Tương truyền nơi đây trước kia thuộc vùng đất Nam Thành, nơi sản sinh ra nhiều đầu bếp tài hoa chuyên nấu ăn phục vụ các tầng lớp quý tộc. Dòng họ Cồ nơi đây cũng là một trong những gia tộc nổi danh với nghề nấu ăn và phở Cồ là một món ngon giúp họ nổi tiếng khắp bốn phương trời.

Trái ngược với suy nghĩ rằng nơi đây, ắt phải rộn rã mùi phở thơm hay vẳng bên tai những tiếng chày giã gạo, xay bột làm bánh phở, quê hương của đất tổ nghề phở Cồ, thứ thương hiệu nổi tiếng ở Hà Nội, chỉ còn lác đác vài gia đình ở lại giữ lửa nghề trên mảnh đất ông cha. Lý do là bởi rất nhiều những người con làng Vân Cù xa quê đã và đang mang sản phẩm danh tiếng phở Cồ này tới mọi nơi trên đất nước và cả những phương trời Tây xa xôi, nhắc người Việt thêm yêu đất nước mình.

ABC_0044-55853Như một định lý trái ngược, ở quê hương phở Cồ, quán phở mọc lên rất lưa thưa. Thực khách là những người quen trong xóm và họ chủ yếu mua mang về. Trong ảnh là khung cảnh tại quán phở Cồ Phùng mở ngay đầu làng Vân Cù (do cháu gái ông Cồ Hữu Phùng) làm chủ.
ABC_0050-55853Quán nhỏ nên khả năng phục vụ không nhiều. Ngày đông khách, chị Cồ Thị Nhung, chủ quán, cũng chỉ bán hết 15kg bánh phở. Số lượng có hạn nên nhiều người đến ăn vẫn phải xếp hàng chờ đợi.
Trao đổi với chúng tôi, ông Cồ Bá Mậu (trưởng thôn Vân Cù) cho biết: "Làng tôi có khoảng 60% hộ dân đi bán phở ngoài Hà Nội, ngoài ra thì còn lang bạt các vùng đất khác nữa. Riêng chi Cồ Bá (thuộc họ Cồ) nhà tôi có 23 hộ thì 15 hộ rời quê di bán phở nơi đất khách quê người".

Theo lời trưởng thôn Cồ Bá Mậu, Vân Cù là làng nổi tiếng nhất trong số 3 thôn làng ở xã Đồng Sơn (Vân Cù, Dao Cù, Tây Lạc) có nghề truyền thống làm phở Cồ nổi tiếng khắp Nam, Bắc. Trong đó, mảnh đất mà người họ Cồ làm ăn phát đạt nhất là Hà Nội.

Nói rồi ông Mậu ngôi điểm danh qua những người họ Cồ kinh doanh phát đạt ngoài Hà Nội như ông Cồ Hữu Cử (quán phở Cồ Cử trên phố Thụy Khuê), Cồ Huy Điệp (quán phở Cồ Điệp trong ngõ Thành Công), Cồ Hữu Nghiên (mở quán bên Gia Lâm), con cháu cụ Cồ Như Chiêu (Hàng Đồng), Cồ Hữu Phùng (mở quán ở khu ĐTM Định Công)...

Tuy nhiên, ông Mậu cũng khẳng định, sự phát triển của phở Cồ trở nên mạnh mẽ như ngày nay là vì rất nhiều người ở các thôn kế bên như Dao Cù, Tây Lạc cũng học hỏi bí kíp nấu phở của người họ Cồ và gây dựng quán riêng nhưng vẫn đứng tên phở Cồ.

ABC_9896-55853
Ông Cồ Bá Mậu, trưởng thôn Vân Cù

"Sự phát triển của phở Cồ còn có sự đóng góp không nhỏ của những người không phải họ Cồ nhưng có nhiều năm làm thuê, học được bí kíp rồi đứng ra mở quán riêng. Vì thế, số lượng quán phở Cồ ở Hà Nội cứ thế tăng lên theo cấp số nhân. Bên cạnh đó, nhiều người ở các thôn kế bên cũng mày mò ra Hà Nội mở quan bán phở và khi thấy thương hiệu phở Cồ đã nổi tiếng sẵn rồi nên họ mở quán ăn theo", ông Mậu nói.

"Gia đình tôi mở quán bán phở ở Hà Nội cũng được hơn chục năm nay. Cũng có nhiều thợ làm phở giỏi, gắn bó với chúng tôi một thời gian rồi xin phép đi mở quán riêng và nhờ anh em chúng tôi giúp đỡ về mặt thương hiệu", anh Điệp (một trong ba người anh em gây dựng được một loạt cửa hàng phở Cồ ở Hà Nội) tâm sự.

Theo lời anh Điệp, sự tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau ấy chính là lý do khiến phở Cồ trở nên phổ biến. Ngoài những cách đặt tên quán là phở Cồ, nhiều người còn biến tấu, thêm thắt tên riêng của mình để tạo dấu ấn với thực khách. Vì thế mới sinh ra những tên quán như phở Cồ Điệp, Cồ Chiêu, Cồ Cử...

Bí mật nghề nấu phở tồn tại suốt gần một thế kỷ của người họ Cồ

Theo chỉ dẫn của những người già trong làng, chúng tôi tìm tới nhà cụ Cồ Văn Úc (99 tuổi), người đầu tiên trong họ Cồ đi bán phở ngoài Hà Nội. Cụ Úc kể, ngày xưa khi còn rất nhỏ, vì gia cảnh khó khăn nên mình cụ phải rời quê hương, lăn lội làm thuê cho các quán phở của người Pháp góp vốn với người Việt mở ở Hà Nội. Trải qua nhiều năm tháng vất vả với nghề làm phở thuê, cụ Úc dần trở thàn một "tay" nấu ăn giỏi và tách ra, mở một quán phở riêng có tên gọi là "phở Cồ Úc".

ABC_0073-55853
Đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, cụ Tích đã không còn trực tiếp làm những bát phở thơm, nhưng ông vẫn rất minh mẫn và nhớ tỉ mẩn về những chuyện quá khứ bên gánh phở lừng danh đất kinh kỳ

Nói là quán nhưng thực chất, đó chỉ là một hàng phở gánh ven đường. "Ngày ấy giá một bát phở chỉ có 2 xu rưỡi (tiền Đông Dương) nhưng không phải ai cũng ăn được, nhất là ở quê. Món phở thơm vì thế chỉ thường thịnh hành ở đất Hà Nội", cụ Úc kể.

Thấy người trong họ khấm khá lên nhờ nghề làm phở, một số người họ Cồ khác cũng chuyển lên Hà Nội bán phở gánh mưu sinh. Tiêu biểu là cụ Cồ Như Chiêu (hiện đã mất) gây dựng thương hiệu phở gánh họ Cồ nổi danh khu phố Hàng Phèn. Ngày nay, thương hiệu phở Cồ Chiêu vẫn được con cháu cụ tiếp nối với quán phở Cồ tại địa chỉ số 48, phố Hàng Đồng.

ABC_0014-55853

ABC_0031-55853
Cả cụ Úc và chị Nhung đều khẳng định, mỗi nhánh họ Cồ lại có một cách nấu phở hoàn toàn riêng biệt
ABC_0034-55853

ABC_0036-55853
Nhưng phở Cồ bao giờ cũng có điểm chung là dùng nhiều gừng, nước mắm, bánh phở sợ to bản, nước dùng ngọt đậm và ít dậy mùi quế, hồi
Theo lời cụ Úc, người họ Cồ không ai học hỏi bí kíp nấu phở của ai. Mỗi người khi lên Hà Nội làm phở đều có nhũng bí quyết riêng tích cóp được sau một thời gian dài đi làm thuê tại các quán phở nổi tiếng. Sau khi đã kinh doanh phát đạt, họ lại tiếp tục truyền nghề lại cho con cháu. Điều ấy khiến nghề làm phở, chỉ trong vòng khoảng chục năm đã thu hút rất nhiều người họ Cồ tham gia.

Cục Úc chia sẻ, bát phở Cồ ngon thì bánh phở phải dẻo, dai. Muốn thế, khi chọn gạo xay bột phải là loại gạo tẻ ngon, đều hạt và không lẫn cát bẩn. Bên cạnh đó, ông Úc còn có bí kíp riêng là dùng mì chính hảo hạng và nước mắm Vạn Vân để gia giảm cho bát phở tròn vị mặn, ngọt.

ABC_0055-55853
Theo nhiều người họ Cồ, để thích ứng với sự thay đổi của xã hội, bí quyết nấu phở của họ dần có nhiều điểm sáng tọa hơn so với cách làm của ông cha

"Nhiều người trong họ mách nhau cách nấu phở không dùng đến mì chính nhưng tôi lại có cách của riêng mình. Nói chung, người họ Cồ mỗi người nấu phở một khác. Cùng là đi ăn phở Cồ nhưng ăn của ông Chiêu thì khác của tôi, thậm chí, có khi con cháu cụ Chiêu bây giờ cũng nấu khác cụ ấy ngày xưa", cụ Úc tâm sự.

Khẳng định điều này, anh Điệp cho hay: "Đời bố tôi đi bán phở gánh ở Hải Phòng vì điều kiện không cho phép nên thịt và xương bò cũng dùng ít hơn ngày nay. Bên cạnh đó, gánh phở ngày xưa rất gây mùi xương bò, ăn xong ám mùi tới vài ngày nhưng ngày nay, chúng tôi lại nghĩ ra cách khử mùi khéo léo hơn".

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Thú vị với những loại bánh Trung thu ở các nước châu Á

Điều thú vì là cùng có chung ngày Tết Trung thu vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng ăm nhưng ở mỗi đất nước lại có một loại bánh Trung thu mang màu sắc và hình dáng khác nhau. Cùng khám phá sự độc đáo của mỗi loại bánh Trung thu ở các nước châu Á cũng là cách hiểu thêm về văn hóa của mỗi nước.

Bánh Dango của Nhật Bản
Bánh Trung thu của người Nhật có tên gọi đầy đủ là Tsukimi Dango, nhìn bề ngoài giống như bánh trôi nước của Việt Nam. Được làm từ bột Shiratama và bột Jouskinko nên bánh Dango vừa có độ cứng vừa dai và dẻo dẻo. Bánh làm xong được xếp hình tháp dâng cúng tổ tiên, thần linh và cầu mong mùa lúa mới được bội thu. Sau đó bánh được đem nướng hơi giòn, quết đường mật lên ăn kèm cùng bột đậu nành hay đậu đỏ và nhâm nhi với một chén trà.
Bánh Songpyeon của Hàn Quốc
Trong khi bánh Trung thu của các nước ở châu Á đều có hình tròn thì bánh Trung thu Hàn Quốc Songpyeon lại có hình trăng khuyết hay hình bán nguyệt. Bánh được làm bằng bột gạo, đậu xanh, đường và một nguyên liệu không thể thiếu là lá thông.
Ngoài màu trắng của bột gạo, bánh Songpyeon còn có màu hồng, màu xanh lá và màu vàng được nhuộm màu từ quả dâu, ngải cứu, bí đỏ. Được hấp cùng lá thông nên bánh có hương vị của lá thông tươi, dẻo, ngọt dịu với nhân đậu xanh mịn.
Bánh Yuebing của Trung Quốc
Bánh Trung Thu của đất nước này có hình dáng giống bánh Trung thu của chúng ta. Bánh Yuebing còn gọi là bánh mặt trăng, thường có vỏ in hình những chữ Hán có ý nghĩa tốt lành cho ngày Tết đoàn viên và có nhiều vị truyền thống như đậu xanh, đậu đỏ, trà xanh, khoai môn … Đây cũng là loại bánh thường được làm ở Malaysia và Đài Loan. Tùy theo từng vùng ở Trung Quốc mà bánh có thể thay đổi hình dáng và vị nhân đặc trưng riêng.
Bánh Hopia của Philippines
Bánh nướng của Philippines không có hình dáng bắt mắt như các loại bánh Trung thu khác nhưng lại hấp dẫn ở phần vỏ bánh xếp lớp giòn giòn và nhân bánh đa dạng như đậu đỏ, đậu xanh, thịt lợn, khoai lang tím…
Bánh dẻo sầu riêng Singapore
Có thể nói bánh dẻo nhân sầu riêng là loại bánh Trung thu đặc trưng của Singapore. Vì người dân nơi đấy đều thích hương vị của sầu riêng. Các loại bánh Trung thu ở đây đều được biến tấu từ bánh da tuyết của Trung Quốc. Da tuyết là loại bánh có vỏ giống bánh dẻo của Việt Nam nhưng mỏng hơn, được làm từ bột gạo, bột nếp và bột mỳ, thường được giữ lạnh sau khi làm xong và ăn lạnh. Bánh dẻo Singapore có nhiều màu sắc và thường vỏ có màu giống màu nhân như bánh vàng có nhân sầu riêng, bánh xanh có nhân trà xanh, bánh hồng nhân khoai môn…





Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

Khám phá nét quyến rũ của miền Tây nước Mỹ.

Đến bờ Tây nước Mỹ bạn sẽ thấy một Hollywood nổi tiếng thế giới, một Las Vegas hoành tráng được xây dựng nên từ sa mạc, một Sanfrancisco thơ mộng và rất nhiều món ăn đặc sắc được chế biến từ các đầu bếp nổi tiếng.
Nếu bạn muốn thưởng thức hương vị ngọt mềm quyến rũ của những miếng bít tết bò Mỹ trong không gian phóng khoáng, đậm chất miền Tây của xứ sở cờ hoa, Moo Beef Steak chính là địa điểm lý tưởng dành cho bạn.
 Khám phá nét quyến rũ của miền Tây nước Mỹ - 1
Vẻ đẹp hoang dã của miền Tây nước Mỹ hiện hữu trong từng góc cạnh của không gian được thiết kế từ gạch thô, gỗ mộc, chất liệu kiểu da bò…
 Khám phá nét quyến rũ của miền Tây nước Mỹ - 2
Ánh sáng nhẹ nhàng tạo nên một góc không gian thanh lịch, ấm cúng với gam màu nâu, đỏ, đen, vàng, đem đến sự trẻ trung, gần gũi giữa lòng thành phố náo nhiệt
Bên cạnh nội thất độc đáo, phong vị ẩm thực chính là nét quyến rũ nổi bật của Moo Beef Steak. Với kinh nghiệm trong ngành dịch vụ khách sạn 5 sao, bếp trưởng của nhà hàng đã mang đến một cuộc cách mạng cho thực đơn với những loại sốt tuyệt ngon. Nhà hàng cũng là địa chỉ quen thuộc của những người yêu thích những loại đồ uống thượng hạng bởi một thực đơn rượu vang vô cùng phong phú và bộ sưu tập các loại bia thượng hạng đến từ Bỉ, Đức, Tiệp…
 Khám phá nét quyến rũ của miền Tây nước Mỹ - 3
Các món ăn của Moo Beef Steak như một cuộc phiêu lưu đầy trải nghiệm kỳ thú: luôn đa dạng về hương vị, tinh tế và đầy bất ngờ
 Khám phá nét quyến rũ của miền Tây nước Mỹ - 4
Bò Mỹ nướng thảo mộc ăn kèm với khoai tây cắt lát và sốt gan ngỗng từng chinh phục nhiều thực khách sành ăn
 Khám phá nét quyến rũ của miền Tây nước Mỹ - 5
Món tráng miệng – bánh kem chanh leo kèm chocolate và quả mâm xôi khiến bạn khó lòng từ chối và “ghi điểm” ngay từ miếng đầu tiên



 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons