Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Rượu cọ với nền văn hóa Á, Phi

Là thức uống độc đáo thậm chí có phần hơi kỳ dị, song rượu cọ lại khá phổ biến ở rất nhiều dân tộc. Đặc biệt, loại rượu này không thể thiếu trong các nghi lễ quan trọng của  một số quốc gia châu Á và châu Phi.

Ảnh:lankalibrary.com

Rượu cọ hay còn có tên gọi thông dụng khác là rượu Toddy, là đồ uống được chế biến từ nhựa của một vài loài cọ như Palmyra và cây dừa cọ. Rượu cọ có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hóa của nhiều quốc gia Á và Phi, đặc biệt là trong cuộc sống của người Sri Lanka và Myanmar.


Ảnh:lankalibrary.com

Chế biến thành công rượu cọ phải trải qua khá nhiều công đoạn, trước tiên là lấy nhựa cọ. Cách thu hoạch phổ biến nhất là cắt hoa cọ và thu hoạch phần nhựa chảy ra từ hoa, sau đó người dân chỉ việc sử dụng những chiếc chai gắn xung quanh hoa cọ và chờ đợi hấng lấy toàn bộ phần nhựa chảy ra. Chất dịch nhựa tiết ra từ hoa cọ rất ngọt và thơm và trước khi lên men chúng là thức uống được nhiều người ưa chuộng. Rượu cọ đa phần được lên men tự nhiên, khoảng sau 2 giờ từ khi thu hoạch. Rượu này có mùi thơm quyến rũ với nồng độ cồn thấp và vị ngọt đặc trưng. Tuy nhiên với khẩu vị khác nhau, ở mỗi quốc gia quá trình lên men cũng như thời gian ủ rượu lại diễn ra theo những quy trình khác nhau đem đến những hương vị cũng thật bất ngờ. Rượu cọ nếu lên men trong khoảng thời gian lâu hơn, khoảng một ngày thì độ cồn sẽ mạnh hơn, vị chua hơn song đó lại là thức uống được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Phi.


Ảnh:farm3.static.flickr.com

Cũng là rượu cọ song mỗi nơi thức uống này lại có nguồn gốc từ những giống cọ khác nhau, đây cũng là một phần nguyên nhân khiến hương vị rượu cọ trở nên đa dạng. Ở châu Phi đa phần nhựa cọ dùng chế biến rượu được khai thác từ những loài cọ hoang dại như cọ bạc, thốt nốt hay cây dầu cọ. Ấn Độ và Nam Á lại ưa chuộng sử dụng cây cọ dừa và thốt nốt. Cũng như thế, qua mỗi quốc gia, tên gọi của thức uống quyến rũ và độc đáo này lại có sự thay đổi. Tại Công-gô có đến bốn loại rượu khác nhau và gọi tên là Malafu, còn ở Nigeria rượu cọ được gọi là Ogogoro.


Ảnh:kiva.org

Tại Ấn Độ - thức uống được yêu thích này có tên là Kallu. Nơi đây Kallu thường được uống ngay sau khi kết thúc quá trình lên men vào cuối ngày, để sang ngày hôm sau Kallu có vị chua như giấm và dễ hỏng bởi thức uống này có thời gian bảo quản rất ngắn. Tại nhiều vùng của Ấn Độ như Pradesh rượu cọ là thức uống hết sức phổ biến và cũng là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Tại hầu hết các làng mạc ở đây người dân thường uống Kallu sau khi kết thúc công việc ban ngày. Kallu cũng là thức uống dâng lên các vị thần trong nghi lễ tôn giáo của người Ấn Độ. Một hình ảnh đặc trưng ở đây đó là khi hoàng hôn buông xuống, người dân thường tập trung dưới gốc cây, cuốn lá cây thành phễu, khéo léo đổ rượu ra chiếc phễu tự chế đó và dốc vào miệng uống cho đến khi say sưa.


Ảnh:img139.imageshack.us

Tương tự như thế, rượu cọ có vai trò quan trọng trong nhiều nghi lễ của người Nigenia, miền Trung và Tây châu Phi như đám cưới, lễ thôi nôi hay tang ma. Trong các dịp như thế khách khứa bao giờ cũng được mời những ly rượu cọ đặc trưng của người bản địa. Bên cạnh đó, cũng từ rượu cọ người dân từng vùng miền tại các quốc gia còn kết hợp với các loại thảo dược tạo ra tác dụng chữa bệnh rất tốt.


Ảnh:1.bp.blogspot.com

Không chỉ là thức uống của người dân địa phương nơi các làng mạc xa xôi, giờ đây nhờ hương vị ngọt thơm tự nhiên rượu cọ còn chinh phục được nhiều du khách khắp nơi trên thế giới. Ngành công nghiệp rượu cọ đang dần chiếm lĩnh thị trường đồ uống và đem đến những lợi nhuận kếch xù cho các doanh nhân đến khai thác.

Rượu Bàu Đá - rượu tây sơn

Ngày xửa ngày xưa, men theo hai bờ sông Kôn từ thượng nguồn xuôi về hạ bạn, có nhiều làng rượu ngon nổi tiếng, nhất là các làng: Vĩnh Phúc, Vĩnh Cửu, Tiên Thuận, Đồng Hào, Phú Lạc, Phú Mỹ, Vĩnh Lộc, An Vinh… Thuộc Tây Sơn hạ đạo, mà dân gian thường gọi là rượu Tây Sơn.
Còn rượu Bàu Đá cái “Thương hiệu” của rượu Bình Định nổi danh trong Nam, ngoài Bắc ngày nay cũng chính là dòng rượu Tây Sơn, cùng thừa hưởng chung dòng nước ngọt ngào của ngọn nguồn sông Kôn được ủ lạnh, lọc trong từ những hộc đá ngầm ở Vực Bà, Nước Miên, Nước  Trinh, sông Kxôm, Hầm hô… ban tặng cho một dòng sông, một vùng đất; nhưng cái tên rượu Bàu Đá như một câu chuyện dân gian lại bắt đầu từ xóm “Tân Long”.

rượu bàu đá
Xóm có tên gọi Tân Long, (thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định), xưa nay chuyên nghề làm ruộng, tại xóm Tân Long có một cái bàu rộng khoảng 3 sào của ông xã Lựu, trong bàu có nhiều hòn đá to do thiên nhiên sinh ra, hằng năm ông xã Lựu tổ chức một ngày giậy bàu vào mùa hè, xóm gần- làng xa mọi người về đây bắt cá đông vui, ai bắt bao nhiêu cá cũng được, ông xã Lựu chỉ lấy một con gọi là “xâu”, vì vậy đã trở thành ngày hội bắt cá định kỳ ở cái bàu có đá xóm Tân Long và được dân gian gọi là xóm Bàu Đá. Từ khi xóm Bàu Đá nấu rượu và phát triển kinh doanh nghề rượu người ta lấy tên xóm Bàu Đá đặt cho tên rượu gọi là “ rượu Bàu Đá”. 
rượu bàu đá
Xóm rượu Bàu Đá ra đời muộn mằn so với các làng, xóm rượu trong vùng, đó là những năm 1947 - 1948, một số hộ gia đình: Ông Đinh Lý, Tám Cộng, Mười Mẫu, Ba Trương… mời ông Hương Lễ Nghè một nghệ nhân nổi tiếng nghề nấu rượu ở làng An Vinh, xã Bình An, huyện Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định sang dạy nghề nấu rượu, và cũng từ đây họ truyền nghề cho nhau, đến nay 40 hộ gia đình xóm Bàu Đá có đến 38 hộ chuyên nghề nấu rượu .
Hiện nay một số làng rượu truyền thống trong vùng Tây Sơn hạ đạo đã cải tiến nghề nấu rượu, miễn sao công ít, lợi nhiều. Đặc biệt ở cái xóm rượu Bàu Đá này vẫn giữ nguyên công thức cổ truyền mà ông Hương Lễ Nghè đã dạy, từ việc chọn gạo; kỹ thuật nấu cơm; họ không dùng các loại men bột công nghiệp ở TP Hồ Chí Minh như nhiều nơi dùng mà họ chọn loại men bánh dân gian, thường là men Trường Định (Bình Hòa), Bả Canh (Đập Đá). Tỷ lệ men và cơm, kỹ thuật ủ cơm rượu, đổ nước vào cơm rượu đã ủ phải lấy từ giếng bộng đất nung, hoặc giếng đá ong, không lấy nước giếng đất, giếng bêtông xi-măng. Họ không nấu nồi nhôm mà là nồi đồng, nắp đậy nồi bằng đất nung; cất rượu bằng ống tre… Từ đó đã cho ra loại rượu ngon có mùi thơm đặc  biệt và “Thương hiệu” rượu Bàu Đá đã thay cho rượu Tây Sơn xưa. Nhưng cả vùng Tây Sơn hạ đạo có chung nước sông Kôn, những xómlàng rượu nào giữ gìn nghề nấu rượu theo công thức cổ truyền thì cũng có thể gọi là rượu Bàu Đá.
rượu bàu đá
Thưởng lãm rượu Bàu Đá cũng cầu kỳ lắm lắm; Rượu trong bầu, chai, nậm phải rót ra bình gọi là ve vòi, cái ve vòi đựng rượu có câu đố dân gian rằng:
Thượng tiểu, hạ đa (Trên nhỏ,dưới to)
Tích thủy, phi thủy (Đựng nước nhưng không phải nước)
Thọ thai, bất thọ thai (Chửa nhưng không phải chửa)
Rót rượu ra chén cũng có kiểu, có cách: Ve vòi giơ cao, rót dòng rượu nhỏ ra chén hạt mít sao cho có tiếng kêu róc rách, vun bọt nhưng rượu không được tràn ra miệng chén. Ngậm một ngụm rượu trong giây lát, uống xong ta thấy đọng lại vị ngọt thanh, mùi thơm khó tả…
Ai về Bình Định mà chưa được thưởng thức món chim mía Tây Sơn; chim se sẻ, nem chợ huyện Tuy Phước nhâm nhi với chén rượu Bàu Đá coi như chưa về Bình Định vậy. Người Bình Định đi xa, khách thập phương mọi miền khi tạm biệt Bình Định cũng có vài lít rượu Bàu Đá để làm quà.
Rượu Bàu Đá thường được dùng trong những ngày giỗ chạp, lễ nghi, hội hè, đình đám, nhất là những ngày Tết cổ truyền. Con cháu nội ngoại về mừng tuổi ông, bà có chén rượu Bàu Đá đặt lên bàn thờ thắp nén hương thành kính ta thấy ấm cúng thiêng liêng…
“Rượu Bàu Đá” nét văn hóa đặc trưng của miền đất võ Tây Sơn, Bình Định.

Rượu san lùng của người Dao

"Gặp người là gặp bạn; gặp bạn là gặp rượu; gặp rượu là gặp nhau...". Người Dao ở đây vẫn thường hát như thế khi gặp bạn hiền, gặp khách quý. Bát rượu tràn đầy sóng sánh thơm lừng từ tay chủ nhà rót ra sẽ được chuyền tay nhau, lần lượt cho đến cạn và bát khác lại được rót ra. Người Dao ở đây sẽ nói những lời tốt lành nhất gửi đến bạn với lòng hiếu khách như bát rượu đầy
Rượu San Lùng được chưng cất từ nước suối tiên trong lòng núi Pò Sèn cùng 8 vị thảo dược của rừng. Rượu San Lùng được coi là niềm kiêu hãnh của người Dao Đỏ ở Bát Sát, Lào Cai.
Người Dao ở đây kể: Rượu ngày xưa là rượu của trời, của tiên đế, của các đấng thiên tinh. Cho đến bây giờ các chư vị bồ tát vẫn phải tiên sa xuống dãy núi Pò Sèn (núi Bản Sèo, Bát Sát) lấy rượu về trời. Ấy là khi trở trời, ngày đang nắng đổ mưa hoặc đang mưa trở nắng, dân địa phương thường thấy một sắc cầu vồng từ trên trời thả xuống dòng suối chảy ra từ lòng núi Pò Sèn. Từ chân cầu vồng có 3 vòi nước hút ngược về trời, người Dao đỏ gọi đó là San Lùng (nghĩa là 3 vòi rồng).
Từ hàng trăm năm nay, đồng bào Dao Đỏ đến đây lập nghiệp, sinh sống bằng nghề trồng lúa nương và nấu rượu. Rượu San Lùng là loại rượu quý, có mùi thơm ngây ngất, vị đậm đà, chỉ dùng cúng bái trời đất, tổ tiên, dùng trong dịp lễ, tết, hội hè, cưới hỏi và đãi bạn hiền.
Rượu San Lùng của Bản Sèo, Bát Sát được coi là niềm kiêu hãnh của đồng bào Dao Đỏ. Vì chỉ có người Dao Đỏ ở thôn San Lùng mới có bí quyết mà thôi. Đến thăm lò rượu của ông Lò A Sính ở thôn San Lùng Thượng, xã Bản Sèo, chúng tôi mới thấy người ta kể không ngoa.
Quy trình trưng cất rượu tuyệt nhiên không được dính tý kim loại nào, trừ cái nồi hông đun lấy hơi nước. Cái chõ cất rượu, con ba ba, đều phải làm bằng tứ cây mà người Dao gọi là đẻn nhỏ, rồi cái chậu rửa những đồ dùng cũng bằng gỗ ghép lại.
Rượu San Lùng được chế biến rất công phu và cẩn trọng. Từ hạt thóc chọn giữa nương được chưng ủ cùng thảo dược. Thóc phải mẩy và được hái về từ khi thóc vào sữa ở độ dẻo khô. Trước khi nấu, thóc được ngâm cho mày thóc bùng lên thành mộng rồi mới trộn men. Bánh men là phải đủ 8 vị thảo dược của rừng. Có vị làm cho rượu có tác dụng trừ phong, chống lạnh, trừ cảm; có vị làm cho rượu dẫn mạch lưu thông khí huyết, giảm đau nhức khớp xương; có vị làm cho người uống rượu đỡ đau đầu, chóng mặt.
Để có những thảo dược này, người Dao phải công phu sao tẩm và chế biến thành men rượu. Khi chưng cất rượu lại càng phải cẩn thận. Chưng cách thuỷ lần thứ nhất là để khử tạp chất và lọc cốt. Chưng lần thứ hai có sự làm lành bằng những lá thơm của núi rừng Bát Sát. Ông Lò A Sính bảo: "Thế mới ra được rượu San Lùng. Chỉ có nấu bằng nước ở suối tiên trong lòng núi Pò Sèn mới chưng cất thành rượu San Lùng".

Người Dao quý khách mời rượu bằng bát. Khi được mời thì khách không nên từ chối mà buồn lòng gia chủ. Nếu không uống được nhiều, hãy cứ đưa bát rượu lên môi nhấp vài giọt cho hồng đôi má, cho ấm áp tình người. "Gặp người là gặp bạn; gặp bạn là gặp rượu; gặp rượu là gặp nhau...". Người Dao ở đây vẫn thường hát như thế khi gặp bạn hiền, gặp khách quý. Bát rượu tràn đầy sóng sánh thơm lừng từ tay chủ nhà rót ra sẽ được chuyền tay nhau, lần lượt cho đến cạn và bát khác lại được rót ra. Người Dao ở đây sẽ nói những lời tốt lành nhất gửi đến bạn với lòng hiếu khách như bát rượu đầy

Rượu thuốc có khi thành rượu độc

Rượu thuốc từ xưa đã được ông cha ta sử dụng để chữa một vài loại bệnh, tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai. Tuy nhiên việc lạm dụng và sử dụng không đúng cách sẽ có thể mang đến những hậu quả không mong muốn.
Bị bệnh vì rượu thuốc
Dân gian chúng ta vẫn hay sử dụng các loại rượu thuốc để bồi bổ sức khoẻ. Các loại rượu này có thể được ngâm tẩm với các loại cây con thuốc khác nhau với những mục đích công dụng khác nhau. Nhưng ở một chừng mực nào đó, rượu thuốc có thể gây ra những tác hại như những loại rượu khác.
Ông Nguyễn Văn H., 49 tuổi ở Hưng Yên là một “tửu nhân” của loại rượu này. Vốn là một người thuộc tầng lớp trí thức nên ông rất hay đọc sách báo. Thấy nhiều tài liệu ca ngợi những công dụng tuyệt vời của rượu thuốc, ông thích lắm. Lại được bạn bè mách là cây này, con kia tốt nên ông ra công sưu tầm và ngâm tẩm để hy vọng có thể có được những công dụng “đại bổ”. Ông có đến cả một phòng nhỏ để chứa rượu thuốc. Ông có đủ các loại từ tắc kè, rắn, lô hội, amakong, nhân sâm, linh chi... Thường ngày, hôm nào ông cũng uống, ít thì dăm bảy chén, nhiều thì có khi đến hết nửa chai. Đến cuối tuần lại là dịp để ông thể hiện với bạn bè. Ông lúc nào cũng là thủ lĩnh trong việc sử dụng rượu so với người đồng trang lứa cùng quê. Có lẽ khó mà có thể tìm thấy hôm nào ông không có rượu.
Nhưng hai tháng gần đây ông thấy mình yếu hẳn. Ông không còn dáng đi thần sắc như trước. Người ông lúc nào cũng thấy uể oải. Ăn uống không ngon miệng. Trước ông có thể đánh “bay” 3 bát cơm dễ như không nhưng nay thì phải cố gắng lắm mới được 2 bát, không thì chỉ hơn một bát là cùng. Thấy nước da của ông vàng bệch, sức khoẻ sa sút, trên da nổi nhiều mụn và vết xước, vợ con ông giục ông đi khám. Đến bệnh viện 103, ông được các bác sỹ ở đây chỉ định làm xét nghiệm “men gan” vì ông bị nghi ngờ viêm gan. Kết quả, men gan của ông cao hơn bình thường gấp 4-5 lần. Ông được chẩn đoán là viêm gan do rượu và bắt buộc phải điều trị. Trên thực tế, bổ từ rượu chưa thấy đâu, nhưng gan của ông đã bị viêm đến mức phải can thiệp điều trị
Sử dụng rượu thuốc đúng cách.
Rượu thuốc được bào chế trên nguyên tắc sử dụng rượu làm dung môi để ngâm tẩm những thảo dược nhằm chiết xuất ra những hoạt chất sinh học trong những thảo dược này có tác dụng với sức khoẻ và chữa bệnh. Nhưng việc bào chế và sử dụng rượu thuốc cần có sự hướng dẫn của bác sỹ y học cổ truyền. Bởi lẽ, nếu không làm đúng quy chuẩn thì nồng độ hoạt tính có thể không được như mong muốn. Và mặc dù được công nhận là một phương thức điều trị hoặc hỗ trợ điều trị nhưng nếu sử dụng bừa bãi hoặc theo cảm tính thì có thể gánh lấy những hậu quả do chính rượu thuốc gây ra.
Khi sử dụng rượu thuốc quá liều thì chúng ta có thể bị những biến chứng bệnh lý như rượu thông thường. Viêm loét dạ dày, viêm gan, viêm tụy cấp là những căn bệnh thường gặp trong trường hợp này. Ở một khía cạnh khác, người bệnh có thể bị chứng nghiện rượu, loạn thần do rượu. Run tay, run chân, sức khoẻ suy giảm, chán ăn, tiêu hoá kém, đầy bụng, tiêu chảy, thay đổi tính tình, tư duy kém minh mẫn là những biểu hiện dễ thấy của chứng lạm dụng này. Khi có một hoặc nhiều các dấu hiệu trên thì nên đi khám để được xác định.
Không thể phủ nhận những tác dụng mà rượu thuốc có thể có nhưng cũng không phải vì thế mà chúng ta sử dụng không lưu ý. Nếu bạn là người có khả năng dung nạp thì mỗi bữa không quá một chén nhỏ và một ngày không quá ba chén nhỏ. Lượng rượu này đủ để tạo ra những tác dụng dược lý. Tốt nhất là không nên sử dụng nếu không có chỉ định y tế. Đặc biệt, những người có bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, những người bị viêm gan nhiễm mỡ, loạn thần thì tuyệt đối không sử dụng, dù đó là rượu thuốc

Cách Ngâm Rượu Thuốc

Theo Đông y, rượu thuốc giúp đưa thuốc vào máu nhanh chóng, có tác dụng dưỡng huyết, bổ huyết, hoạt huyết, hòa huyết và thông kinh mạch. Do ít biến chất, dễ bảo quản, rượu thuốc rất thích hợp cho các bệnh lý mạn tính, phải điều trị dài ngày.
Để chuẩn bị ngâm rượu thuốc, người dùng cần được khám tỉ mỉ và chẩn đoán bệnh chính xác. Dựa trên kết quả khám, bác sĩ Đông y mới chọn các thứ thuốc phù hợp. Ngay cả khi ngâm thuốc bổ, người cắt thuốc cũng cần nắm được các đặc điểm về tuổi tác, giới tính, thể chất của người dùng, nghĩa là phải xác định được phần nào hư yếu (âm hư, dương hư, khí hư hay huyết hư) và phủ tạng nào cần bồi bổ (tâm, can, tỳ, phế, thận). 

Bào chế dược liệu 
Dược liệu ngâm rượu nhất thiết phải qua giai đoạn bào chế. Trước hết, cần loại bỏ tạp chất, rửa sạch, sấy khô. Sau đó có thể sao thơm, thái phiến, nghiền nhỏ hay đập vụn... tùy từng vị. Công đoạn này rất quan trọng, quyết định chất lượng của rượu thuốc, giúp cho các hoạt chất được chiết xuất dễ dàng. 
Chọn rượu
Loại rượu thường dùng là rượu trắng khoảng 40-60 độ, được cất từ gạo, ngô, cao lương, khoai... Nếu có điều kiện thì chọn loại rượu danh tiếng như Mao Đài, Phượng Tường, Thiệu Hưng, Phần Dương (của Trung Quốc) hoặc Lúa Mới, Làng Vân, Nếp Mới (của Việt Nam). Rượu càng cao độ thì càng dễ chiết xuất hoạt chất từ dược liệu và càng dễ bảo quản. Tuy nhiên, một số loại rượu thuốc do yêu cầu điều chế đặc thù nên có thể dùng loại rượu nhẹ hơn để ngâm. 
Tỷ lệ rượu và dược liệu 
Lượng rượu nhiều hay ít tùy thuộc vào độ hút nước của dược liệu. Những dược liệu có độ hút nước lớn thì lượng rượu nên cao hơn một chút, tỷ lệ dược liệu/rượu khoảng 1/10. Ngược lại, với những dược liệu ít hút nước thì tỷ lệ này chỉ khoảng 1/5. Có như vậy mới bảo đảm chiết xuất được hết các hoạt chất trong dược liệu, rượu không dễ biến chất và đạt được độ ngon cần thiết.

Cách chế 
- Ngâm lạnh: Là cách hay dùng nhất, áp dụng với đa số dược liệu. Cho dược liệu vào trong lọ, bình hoặc hũ, đổ một lượng rượu phù hợp rồi bịt kín lại, đặt ở nơi tối, mát. Ngâm từ 10 đến 15 ngày. Mùa đông có thể ngâm lâu hơn một chút. 
- Ngâm nóng: Thường áp dụng cho các dược liệu có cấu tạo rắn chắc, khó chiết xuất và có khả năng chịu nhiệt. Trước hết, người ta cho dược liệu và rượu vào dụng cụ thích hợp, đậy kín, đun cách thủy cho đến khi sôi rồi đổ ngay sang bình ngâm. Đậy kín và tiếp tục ngâm trong 7-10 ngày như ngâm lạnh. 
Dân gian còn thực hiện ngâm hạ thổ, nghĩa là chôn bình ngâm đã trát kín xuống đất hàng trăm ngày. Cách này thường áp dụng cho các rượu thuốc có dược liệu là động vật. 
Ngoài các phương pháp trên còn có các phương pháp ủ, đun, phun, tôi... nhưng ít được sử dụng. 
Cách dùng: 
Tùy theo bệnh tình và tính chất, nồng độ của rượu mà uống mỗi ngày 1-3 lần, mỗi lần 10-30 ml. Những người uống được ít hoặc không biết uống rượu thì trước đó nên dùng một chút nước giải khát các loại. Để tăng hiệu quả điều trị, một số loại thuốc cần được đun nóng trước khi uống. 
Rượu thuốc có thể được dùng ngoài bằng cách xông, xoa bóp, bôi, đắp, rửa, ngâm... tùy theo bệnh tình, tính chất của rượu và vị trí tổn thương. 
Lưu ý: Do rượu thuốc có tính cay, nhiệt nên những người thể chất âm hư, hỏa vượng và bị nhiệt bệnh không nên dùng.
Theo Ykhoanet

Ngâm rượu thuốc như thế nào cho chuẩn?

Theo Đông y, rượu thuốc giúp đưa thuốc vào máu nhanh chóng, có tác dụng dưỡng huyết, bổ huyết, hoạt huyết, hòa huyết và thông kinh mạch. Do ít biến chất, dễ bảo quản, rượu thuốc rất thích hợp cho các bệnh lý mạn tính, phải điều trị dài ngày.
Để chuẩn bị ngâm rượu thuốc, người dùng cần được khám tỉ mỉ và chẩn đoán bệnh chính xác. Dựa trên kết quả khám, bác sĩ Đông y mới chọn các thứ thuốc phù hợp. Ngay cả khi ngâm thuốc bổ, người cắt thuốc cũng cần nắm được các đặc điểm về tuổi tác, giới tính, thể chất của người dùng, nghĩa là phải xác định được phần nào hư yếu (âm hư, dương hư, khí hư hay huyết hư) và phủ tạng nào cần bồi bổ (tâm, can, tỳ, phế, thận).
Bào chế dược liệu
Dược liệu ngâm rượu nhất thiết phải qua giai đoạn bào chế. Trước hết, cần loại bỏ tạp chất, rửa sạch, sấy khô. Sau đó có thể sao thơm, thái phiến, nghiền nhỏ hay đập vụn... tùy từng vị. Công đoạn này rất quan trọng, quyết định chất lượng của rượu thuốc, giúp cho các hoạt chất được chiết xuất dễ dàng.
Chọn rượu
Loại rượu thường dùng là rượu trắng khoảng 40-60 độ, được cất từ gạo, ngô, cao lương, khoai... Nếu có điều kiện thì chọn loại rượu danh tiếng như Mao Đài, Phượng Tường, Thiệu Hưng, Phần Dương (của Trung Quốc) hoặc Lúa Mới, Làng Vân, Nếp Mới (của Việt Nam). Rượu càng cao độ thì càng dễ chiết xuất hoạt chất từ dược liệu và càng dễ bảo quản. Tuy nhiên, một số loại rượu thuốc do yêu cầu điều chế đặc thù nên có thể dùng loại rượu nhẹ hơn để ngâm.
Tỷ lệ rượu và dược liệu
Lượng rượu nhiều hay ít tùy thuộc vào độ hút nước của dược liệu. Những dược liệu có độ hút nước lớn thì lượng rượu nên cao hơn một chút, tỷ lệ dược liệu/rượu khoảng 1/10. Ngược lại, với những dược liệu ít hút nước thì tỷ lệ này chỉ khoảng 1/5. Có như vậy mới bảo đảm chiết xuất được hết các hoạt chất trong dược liệu, rượu không dễ biến chất và đạt được độ ngon cần thiết.
Cách chế
- Ngâm lạnh: Là cách hay dùng nhất, áp dụng với đa số dược liệu. Cho dược liệu vào trong lọ, bình hoặc hũ, đổ một lượng rượu phù hợp rồi bịt kín lại, đặt ở nơi tối, mát. Ngâm từ 10 đến 15 ngày. Mùa đông có thể ngâm lâu hơn một chút.
- Ngâm nóng: Thường áp dụng cho các dược liệu có cấu tạo rắn chắc, khó chiết xuất và có khả năng chịu nhiệt. Trước hết, người ta cho dược liệu và rượu vào dụng cụ thích hợp, đậy kín, đun cách thủy cho đến khi sôi rồi đổ ngay sang bình ngâm. Đậy kín và tiếp tục ngâm trong 7-10 ngày như ngâm lạnh.
Dân gian còn thực hiện ngâm hạ thổ, nghĩa là chôn bình ngâm đã trát kín xuống đất hàng trăm ngày. Cách này thường áp dụng cho các rượu thuốc có dược liệu là động vật.
Ngoài các phương pháp trên còn có các phương pháp ủ, đun, phun, tôi... nhưng ít được sử dụng.
Cách dùng:
Tùy theo bệnh tình và tính chất, nồng độ của rượu mà uống mỗi ngày 1-3 lần, mỗi lần 10-30 ml. Những người uống được ít hoặc không biết uống rượu thì trước đó nên dùng một chút nước giải khát các loại. Để tăng hiệu quả điều trị, một số loại thuốc cần được đun nóng trước khi uống.
Rượu thuốc có thể được dùng ngoài bằng cách xông, xoa bóp, bôi, đắp, rửa, ngâm... tùy theo bệnh tình, tính chất của rượu và vị trí tổn thương.
Lưu ý: Do rượu thuốc có tính cay, nhiệt nên những người thể chất âm hư, hỏa vượng và bị nhiệt bệnh không nên dùng.

Một số loại rượu thuốc thông dụng

Rượu thuốc được sử dụng rất lâu đời trong y học phương đông, nhất là dùng những con vật chế biến thành những loại rượu bổ thận tráng dương, chữa đau lưng, nhức mỏi, tăng cường sinh lực… vẫn được chú trọng, một số loại điển hình dưới đây:
RƯỢU TẮC KÈ

Phương thuốc: Tắc Kè (1 đực, 1 cái) 50g, đảng sâm 80g, huyết giác 10g, trần bì 10g, tiểu hồi 10g, đường cát 40g, rượu nếp 400 2 lít.
Cách bào chế:
Dùng tươi: Chặt bỏ đầu từ 2 mắt trở lên, bỏ 4 bàn chân, lột da, mổ bụng, bỏ nội tạng, nướng thật vàng thơm, nhớ giữ còn đuôi.
Dùng khô: Mổ bụng, bỏ hết phủ tạng, lau sạch bằng giấy bản tẩm rượu. Đem phơi hay sấy khô.
Khi dùng nhúng vào nước sôi, cạo sạch lớp vảy ở lưng, chặt bỏ đầu từ dưới 2 mắt trở lên và 4 bàn chân. Tẩm rượu (hoặc mật ong) nướng cho vàng đều. Ngâm 2 con trong 1 lít rượu gạo 40 độ, 100 ngày mới được dùng.
Thành phần bài rượu Tắc kè trên ngâm chung trong 30 ngày. Lọc bỏ cặn lắng, đậy kín, uống dần.
Cách dùng: Mỗi lần uống 1 ly nhỏ (30ml). Ngày 3 lần trước bữa ăn.
Công dụng: Bổ phế, bình suyễn, bổ thận tráng dương.
Chủ trị: Thận dương suy kém, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm, hen suyễn (thể hư hàn).
RƯỢU BÌM BỊP
Phương thuốc: Bìm bịp (1 đực, 1 cái) 100g, tắc kè (1 đực, 1 cái) 50g, rượu nếp 40 độ 2 lít.
Cách bào chế:
Bìm bịp làm thịt, bỏ lông, ruột, chặt bỏ móng, đem ngâm rượu, ngâm 2 tháng.
Cách dùng: Mỗi lần uống 1 ly nhỏ (30ml). Ngày 3 lần trước bữa ăn.
Công dụng: Bổ thận tráng dương.
Chủ trị: Chữa đau lưng, suy nhược tuổi già.
RƯỢU HẢI MÃ
Phương thuốc: Hải mã (sao vàng, giã nát) 50g, Nhân sâm 20g, Lộc nhung 20g, Dâm dương hoắc 20g, Ba kích 50g, Long nhãn 30g, Đỗ trọng 20g, Ngưu tất 20g, Câu kỷ tử 20g, Phá cổ chỉ 10g, rượu gạo 40 độ 5 lít.
Cách bào chế:
Mổ bỏ nội tạng, phơi hay sấy khô. Bảo quản nơi khô ráo, đậy kín, tránh sâu mọt. Khi dùng tẩm rượu sao giòn, tán nhỏ.
Rượu Hải mã ngâm trong 15 ngày. Cứ 5 ngày khuấy lắc một lần. Chiết lấy rượu thuốc, ép bã thuốc cho ra hết rượu. Để 2 ngày cho lắng cặn, lọc lấy rượu, đậy kín dùng dần.Cách dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (30ml), trước bữa ăn.
Công dụng: Bổ Thận tráng dương (mạnh sinh lý, kích thích sự giao hợp, kéo dài thời gian giao hợp). Điều khí hoạt huyết.
Chủ trị: Liệt dương, di tinh, thần kinh yếu, hư suyễn. Phụ nữ hiếm muộn, khi sinh mệt yếu, thai ra khó.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai.
- Âm hư hỏa vượng (nóng sốt, bứt rứt, váng đầu, hoa mắt…).
RƯỢU RẮN (TAM XÀ TỬU)

Phương thuốc: Rắn hổ mang (1 con) 200g, Hà thủ ô đỏ 80g, Rắn ráo (1 con) 200g, Cẩu tích 80g, Rắn cạp nong (1con) 200g, Kê huyết đằng 120g, Ngũ gia bì 80g, Thiên niên kiện 80g, Tiểu hồi 30g, Trần bì 30g, đường cát trắng 600g, rượu gạo 40 độ 5 lít, cồn thực phẩm 60 độ 5 lít.
Cách bào chế:
Rắn được lột da, chặt đầu, bỏ ruột và lấy riêng mật. Chặtổắn thành từng khúc rồi tẩm gừng, tẩm rượu ngâm ngay hoặc sấy khô. Ngâm trong 100 ngày với 5 lít cồn 6 độ cùng với vỏ quít, tiểu hồi tán thành bột, 10 ngày khuấy một lần. Sau 100 ngày gạn, ép, lọc. Hoặc người ta chỉ bỏ lòng ruột rồi để nguyên con xếp tròn trong bình để ngâm rắn.
Dược liệu: Cẩu tích đốt cháy lông, thái nhỏ cùng với các dược liệu còn lại tán thành bột ngâm với 5 lít rượu gạo 40 độ trong 10 ngày, khuấy hàng ngày rồi gạn, ép, lọc.
Dùng nước nấu cho đường tan ra, để nguội sao cho lượng nước đường với hai dịch ngâm trên vừa đủ 10 lít. Để lắng 2 ngày, gạn, lọc, đậy kín trong bình.
Cách dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (30ml) trước bữa ăn.
Công dụng: Rắn các loại dùng thịt để khu phong, hoạt lạc, giảm đau. Nọc độc của rắn làm thuốcgiảm đau (không uống).
Chủ trị: Rượu tam xà tửu chữa tê thấp và đau nhức khớp xương, nhức gân, cơ, bán thân bất toại, chân tay đổ mồ hôi. Còn dùng cho người già yếu, lao động nhiều, đau nhức gân xương khi thời tiết thay đổi.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không dùng.

Vài loại rượu thuốc đơn giản

Xin giới thiệu cùng bạn vài loại rượu bổ dưỡng được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản, dễ kiếm sau đây:
Rượu mơ:
Nguyên liệu: Mơ trái 30gam. Rượu trắng 100gam.
Trái mơ
Cách làm: Xếp mơ vào cốc hoặc bát sứ, đổ rượu trắng lên, đặt trên nồi nước hấp, đun nhỏ lửa cách thủy khoảng 20 phút thì được.
Mỗi lần dùng lấy khoảng 2, 3 trái mơ, cùng 1 muỗng rượu.
Công dụng: Ấm vị, điều trị kém ăn, cảm cúm.
Rượu nhân sâm:
Nguyên liệu: Nhân sâm 50gam. Rượu trắng 1 lít
Nhân sâm
Cách làm: Nhân sâm thái nhỏ, đựng trong lọ nhỏ miệng, đổ 0,5 lít rượu trắng vào, bịt chặt miệng, mỗi ngày lắc lọ một lần, sau nửa tháng bắt đầu uống, vừa uống vừa cho dần 0,5 lít rượu trắng còn lại vào tiếp.
Mỗi lần uống từ 10 – 30ml vào bữa cơm tối.
Công dụng: An thần, tăng trí lực, chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, mệt mỏi…
Rượu dâu:
Nguyên liệu: Quả dâu ta 5kg. Gạo tẻ 3kg. Men rượu vừa đủ.
Quả dâu ta
Cách làm: Quả dâu cho vào máy xay, vắt lấy nước, cho vào nồi đất đun sôi.
Gạo tẻ đãi sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa phải, nấu đến khi gạo chín, vớt ra để nguội, trộn đều với nước dâu, đem đồ chín. Khi nguội cho men rượu vào trộn đều, đổ vào bình gốm. Sau khoảng 3 – 4 ngày rượu lên men, nếm ngọt là dùng được.
Dùng mỗi lần 4 thìa canh, pha nước sôi uống, hoặc cho vào nồi đổ nước vừa phải đun sôi lên.
Công dụng: Bổ gan thận, sáng mắt, chống lão hóa.
Rượu thuốc:
Nguyên liệu: Nhân đào hạt 200 gam. Long nhãn 200 gam. Hà thủ ô 50 gam. Rượu trắng 10 lít.
Long nhãn là một vị thuốc bắc rất tốt
Cách làm: Lấy túi vải đựng các thứ thuốc trên, buộc chặt miệng túi.
Đổ rựợu cồn trong bình sứ lớn, cho túi thuốc vào, chovào lồng hấp cách thủy trong 2 giờ, khi nguội đổ tiếp rượu trắng chưng cất, bịt kín miệng bình, ngâm sau 7 ngày có thể dùng được.
Uống ngày 2 lần, mỗi lần không quá 30ml.
Công dụng: Bổ gan thận, dùng điều trị phong tê thấp, chân tay tê bại…
Đoàn Xuân

Những sai lầm khi sử dụng rượu thuốc

Khi sử dụng rượu thuốc, đôi khi chúng ta mắc phải những sai lầm căn bản và rất nguy hiểm nhưng lại chẳng hề hay biết.
Uống rượu thuốc không cần kê đơn
Vì rượu thuốc cũng là dược phẩm nên khi dùng phải tuân thủ nguyên tắc: Đúng bệnh, đúng người và đúng liều lượng, không được tùy tiện và thái quá. Nếu để trị bệnh, trước hết người bệnh phải được thầy thuốc chuyên khoa khám tỉ mỉ và chẩn đoán chính xác, sau đó mới chọn phương và bào chế rượu thuốc cho phù hợp. “Cùng là bệnh liệt dương, nhưng với những người thuộc thể bệnh âm hư thì loại dược tửu chọn dùng hoàn toàn khác so với thể bệnh dương hư… Nếu để bồi bổ với mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe thì cũng phải căn cứ vào các đặc điểm của người dùng như tuổi tác, giới tính, thể chất… Chỉ trên cơ sở chẩn bệnh một cách biện chứng mới có thể lựa chọn và điều chế rượu thuốc phù hợp và có chất lượng. Ngược lại, nếu chẩn bệnh sai thì khi dùng sẽ không có tác dụng, thậm chí có thể gây hại”, Lương y Vũ QuốcTrung phân tích.
Rượu rắn là thần dược bổ dương
Rượu rắn thường được dân gian ca tụng là loại thuốc bổ rất nhiều tác dụng thì không phải ai cũng dùng được. Theo BS Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, lâu nay người dân hay đồn thổi uống rượu rắn giúp bổ dương nhưng đây là quan niệm sai lầm. Rượu rắn chủ yếu chữa chứng phong, không bổ gì và không điều trị được thấp. Việc ngâm rượu rắn phải được sự chỉ định của thầy thuốc, nếu người dùng tự ngâm thì không ít trường hợp sẽ lợi bất cập hại. Ngay cả chuyện ngâm bìm bịp cả con còn nguyên lông, cá ngựa, tay gấu, bào thai hươu… cũng chỉ mang thêm bệnh vào người. Một số vị thuốc tốt nhưng phải biết kết hợp với bài thuốc nào để tốt hơn.
Rượu lọc – lấy độc trị độc
Với các con vật cũng cần phải lưu ý không ngâm động vật có nọc độc vào trong rượu để uống bởi chúng sẽ dẫn đến suy hô hấp, tím tái thân thể, ngưng thở và tử vong. “Đó là chưa kể việc người dân không tuân thủ đúng quy trình bào chế động vật để ngâm rượu. Tay gấu, tay hổ, bìm bìp… khi ngâm rượu để cả lông sẽ rất mất vệ sinh, người uống có thể bị tiêu chảy. Người uống rượu ngâm nhung hươu không được cạo sạch lông có nguy cơ bị viêm ruột. Việc sử dụng thịt, bộ phận sống của các động vật quý hiếm ngâm rượu sẽ không có gì bảo đảm là tốt cho sức khỏe bởi thịt sống sẽ bị phân hủy vào trong rượu, uống rất mất vệ sinh. Vì vậy việc ngâm tất cả các loại cây, loại con vật quý bổ cần có bài bản và hướng dẫn của thầy thuốc”- bác sĩ Hướng cảnh báo.
Dùng rượu như món chiêu đãi
Có rất nhiều người sử dụng rượu thuốc ngâm các loài động vật quý hiếm để chiêu đãi bạn bè và họ thả sức uống. Nhưng với những loại rượu thuốc thường chỉ được uống với liều lượng rất ít, nếu uống tràn lan cũng có thể gây nguy hại đến sức khỏe. Mỗi ngày chỉ nên uống các loại rượu ngâm tối đa là 20 ml, uống vào buổi tối là tốt nhất. Không nên uống rượu thuốc vào buổi sáng vì lúc này, đàn ông thường trong thể trạng dương khí vượng, uống vào sẽ khiến dương khí bị tản, lặp lại nhiều lần sẽ làm cho người chóng già, sinh bệnh. Ngoài ra, những người bị bệnh gan, thận, cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường… không được uống rượu ngâm, kể cả rượu ngâm các loài động vật quý hiếm.

Tổng hợp Ngọc Bích

nhập môn rượu thuốc

Dược tửu (rượu thuốc) vốn là một chế phẩm độc đáo của y học cổ truyền mang lại nhiều lợi ích cho sức khẻo con người. Tuy nhiên nếu không hiểu rõ về rượu thuốc mà lạm dụng dùng bừa bãi thì không những "tiền mất" mà còn "tật mang". Trước khi sử dụng rượu thuốc, bạn hãy chắc chắn rằng đã tìm hiểu những điều cơ bản nhất về nó nhé.
Rượu thuốc là gì?
Rượu thuốc là những chế phẩm lỏng được điều chế bằng phương pháp chiết xuất các dược liệu thảo mộc hoặc động vật với rượu nhằm mục đích điều trị hoặc bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Dùng rượu thuốc để chữa bệnh và bồi bổ gọi là Dược tửu liệu pháp.
Trong thành phần của rượu thuốc có khi chỉ có một vị (rượu đơn) nhưng thường thì có khá nhiều vị được phối hợp với nhau để phát huy cao nhất tác dụng của thuốc (rượu kép). Công lực của dược tửu phụ thuộc vào hai nhân tố là rượu và thuốc.
Việc lựa chọn các vị thuốc khác nhau sẽ tạo ra những loại rượu có tác dụng không giống nhau nhưng vai trò của rượu thì không thể thiếu, bởi lẽ, nói như cổ nhân "rượu đứng đầu trăm thứ thuốc", "rượu có công dụng tuyên tán dược lực, ôn thông khí huyết, sơ kinh hoạt lạc, có thể đạt tới tứ chi bách hài, ngũ tạng lục phủ".
Rượu thuốc có từ bao giờ
Trong văn tự giáp cốt (chữ viết trên xương và mai rùa) thời cổ ở Trung Quốc có chép "ngâm thuốc vào rượu", đó là nói đến loại rượu thuốc có hương vị thơm ngon dùng vào việc cúng tế và chữa bệnh. Hai phương rượu thuốc sớm nhất được ghi trong các y thư cổ là "Kê thỉ lễ" (Nội kinh) và "Hồng lam hoa tửu" (Kim quỹ yếu lược).
Các sách thuốc kinh điển khác như Thương hàn tạp bệnh luận, Trửu hậu bị cấp phương, Thiên kim phương, Thái bình thánh huệ phương, Thánh tễ tổng lục... đều đã đề cập đến rượu thuốc trên mọi phương diện, trong đó đặc biệt là cuốn Bản thảo cương mục đã ghi lại kinh nghiệm sử dụng men rượu, rượu trắng, rượu nho, bã rượu, rượu ủ... trong hầu hết các chuyên khoa lâm sàng như nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, phụ khoa và ngũ quan khoa.
Các loại rượu thuốc
Có đến hàng nghìn phương rượu thuốc. Nếu căn cứ vào số vị thuốc trong phương, có thể chia ra làm hai loại: rượu đơn (độc vị) và rượu kép (đa vị).
Nếu căn cứ vào công dụng, có thể chia ra làm hai loại lớn: rượu bổ và rượu bệnh; hoặc chia ra làm nhiều loại khác nhau như rượu khu phong, rượu kiện tỳ, rượu bổ gân cốt, rượu thanh nhiệt lợi thấp, rượu giải cảm, rượu an thần, rượu bổ huyết, rượu bổ khí, rượu bổ dương, rượu bổ âm...;
Nếu căn cứ vào cách dùng có thể chia ra làm hai loại: rượu uống trong và rượu dùng ngoài...
Vì rượu thuốc cũng là dược phẩm nên khi dùng phải tuân thủ nguyên tắc: đúng bệnh, đúng người và đúng liều lượng, không được tùy tiện và thái quá. Nếu để trị bệnh thì trước hết người bệnh phải được thầy thuốc chuyên khoa khám tỉ mỉ và chẩn đoán chính xác, sau đó mới chọn phương và bào chế cho phù hợp. Ví như, cùng là bệnh Dương nuy (liệt dương), nhưng với những người thuộc thể bệnh Âm hư thì loại dược tửu chọn dùng hoàn toàn khác so với thể bệnh Dương hư... Nếu để bồi bổ với mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe thì cũng phải căn cứ vào các đặc điểm của người dùng như tuổi tác, giới tính, thể chất... Nghĩa là, phải xác định được phần nào trong cơ thể bị hư yếu (âm hư, dương hư, khí hư hay huyết hư) và tạng phủ nào cần bồi bổ (tâm, can, tỳ, phế, thận...) để từ đó chọn phương, lựa dược cho thích đáng. Chỉ trên cơ sở chẩn bệnh một cách biện chứng mới có thể lựa chọn và điều chế rượu thuốc phù hợp và có chất lượng; Ngược lại, nếu chẩn bệnh sai thì khi dùng sẽ không có tác dụng, thậm chí có thể gây hại.
Rượu bổ âm: Là loại rượu dùng cho những người bị bệnh thuộc thể Âm hư hoặc có thể chất thiên về âm hư, biểu hiện bằng các chứng trạng như người gầy, miệng ráo, họng khô, hay hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, hay mộng mị, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay và bàn chân nóng, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, gò má đỏ, di tinh, ù tai, đại tiện táo, tiểu tiện lượng ít sắc vàng, lưỡi khô đỏ, ít hoặc không có rêu...
Ví dụ: Thần tiên diên thọ tửu, Thiên môn đông tửu, Tang tằm tửu (rượu tằm), Địa hoàng tửu, Địa hoàng thủ ô tửu, Tư âm dưỡng huyết tửu, Hà thủ ô tửu, Kỷ tử tửu, Ô tu tửu (rượu làm đen râu tóc), Bồ đào tửu (rượu nho)... Những người có chứng dương hư không nên dùng loại rượu này.
Rượu bổ dương: Còn gọi là rượu trợ dương, tráng dương hoặc khởi dương, là loại rượu dùng cho người bị bệnh thuộc thể Dương hư hoặc có thể chất thiên về dương hư, biểu hiện bằng các chứng trạng như hay sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng bệch, mệt mỏi như mất sức, dễ đổ mồ hôi, hay có cảm giác khó thở, ngại nói, miệng nhạt, không khát, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nát, hay bị cảm lạnh, di tinh, liệt dương, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng...
Ví dụ: Minh mạng tửu, Lộc nhung tửu (rượu nhung hươu), Hải cẩu thận tửu, Ba kích tửu, Dâm dương hoắc tửu, Dương cao tửu (rượu thịt dê), Dương thận tửu (rượu cật dê), Trợ dương tửu, Hổ cốt tửu, Cáp giới tửu (rượu tắc kè), Hải mã tửu (rượu cá ngựa)... Những người có chứng âm hư không nên dùng các loại rượu này.
Rượu bổ huyết: Là loại rượu dùng cho những người bị bệnh thuộc thể Huyết hư hoặc có thể chất thiên về huyết hư, biểu hiện bằng các chứng trạng như sắc mặt nhợt nhạt, hay hoa mắt chóng mặt, tim hồi hộp, mất ngủ, tay chân tê bì, phụ nữ kinh nguyệt không đều, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng... Ví dụ: Tang thầm tửu (rượu dâu), Từ quốc công tiên tửu (rượu long nhãn), Đương quy tửu, Hà thủ ô tửu, Kê huyết đằng tửu, Diên linh tửu, Trú nhan tửu, Nguyên thầm tửu, Từ quốc công tiên tửu...
Rượu bổ khí: Là loại rượu dùng cho những người bị bệnh thuộc thể Khí hư hoặc có thể chất thiên về khí hư, biểu hiện bằng các chứng trạng như tinh thần mỏi mệt, khó thở, ngại nói, sắc mặt trắng nhợt, đầu choáng mắt hoa, hay hồi hộp trống ngực, dễ đổ mồ hôi, ăn kém chậm tiêu, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng...Ví dụ: Nhân sâm tửu, Đẳng sâm tửu, Tây dương sâm tửu, Sâm truật tửu, Hoàng kỳ tửu, Bạch truật tửu, Nhân sâm cố bản tửu, Hoàng tinh tửu...
Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh trạng thường đan xen với nhau nên người ta hay phối hợp các loại rượu để tạo nên công dụng song bổ. Ví như, các loại rượu Ích thọ tửu, Cố bản địa hoàng tửu, Khước lão tửu, Trường xuân tửu, Bổ khí dưỡng huyết tửu, Dưỡng vinh tửu, Sâm quy tửu, Nhân sâm câu kỷ tửu, Diên thọ tửu, Bát trân tửu, Thập toàn đại bổ tửu, Phù nhược tiên phượng tửu... thường là sự kết hợp giữa thuốc bổ âm và bổ dương, hoặc bổ khí và bổ huyết.

Hướng dẫn cách ngâm rượu rắn

Rắn cung cấp nhiều bộ phận làm thuốc: thịt, mật, nọc, xác lột. Đông y thường dùng thịt, mật, xác lột để ngâm rượu.
Mật rắn (xà đởm): Không có vị đắng, phối hợp với nhiều vị thuốc khác để chữa ho, vết đau bầm tím, đau lưng nhức mỏi…
Xác rắn (xà thoái): Tính bình không độc, vị ngọt mặn vào can kinh khu phong, tan mộng chữa chứng kinh phong của trẻ em, sát trùng đau cổ họng, ghẻ lở…
Nọc rắn độc (nazatox): Lưu ý nọc rắn rất độc có thể gây chết người vì vậy cần cẩn trọng.
Cách ngâm rượu rắn như sau:
Để ngâm rượu thường chia thành bộ 3 con hoặc bộ 5 con; bộ 3 gồm hổ mang, cạp nong, rắn ráo; bộ 5 gồm hổ mang, cạp nong, rắn ráo, hổ trâu, rắn ba chỉ.
Chế rượu rắn có nhiều cách: ngâm tươi hoặc ngâm khô, nhưng theo kinh nghiệm của cổ nhân thì ngâm tươi vẫn là tốt nhất. Sau đây amthuc365 xin phép được hướng dẫn cả 2 cách.
Cách ngâm rượu 1: Ngâm khô:
Lột da mổ bỏ ruột, có người chặt bỏ đầu đuôi (hoặc để cả con cũng được), rửa bằng rượu gừng hoặc rượu quế rồi lấy giấy bản thấm sạch, chặt từng khúc sấy khô hoặc nướng cho vàng tán nhỏ ngâm với rượu 40o theo tỷ lệ 1 phần rắn 3 phần rượu, thời gian từ 15 ngày trở lên là được. Uống hằng ngày sau ăn bữa tối 20ml, phụ nữ có thai không dùng.
Có thể chế rượu rắn với các vị thuốc: Rắn 1 bộ, thiên niên kiện 100g, cẩu tích 100g, huyết giác 100g, ngũ gia bì 100g, hà thủ ô đỏ 100g, kê huyết đằng 180g, trần bì 30g, tiểu hồi 20g, quế chi 10g, rượu 40o vừa đủ 10 lít.vvv
Cách ngâm rượu 2:  Ngâm tươi
Rắn còn sống cho vào bình đã đổ đầy cồn hoặc rượu trắng 40 độ, ngâm trong 24 giờ cho rắn chết và tiết hết chất độc. Tiếp đó, đổ bỏ rượu, lấy rắn ra chặt bỏ đầu đuôi, mổ bỏ ruột (trừ mật), để nguyên da rồi lại cho vào bình đã đổ ngập rượu trắng 40 độ, bịt kín miệng bình, để nơi thoáng mát, ngâm đủ ít nhất là 100 ngày. Cũng có người cho rằng đem cả bình rượu chôn sâu xuống đất chừng 30 cm thì hay hơn. Khi ngâm đúng cách và đủ thời gian thì rượu thường có màu vàng hơi xanh và có mùi thơm.

Tổng hợp Nghique

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons