Xưa kia người ta quan niệm uống trà, thưởng thức trà là dành cho những ông tú, ông cử, ông đồ, dành cho nhà văn, nhà thơ, dành cho quan chức cao cấp, dành cho những người nhàn nhã.
Uống trà không đơn thuần là để giải khát mà ngày xưa người ta quan niệm uống trà là để tu tâm, dưỡng tính, tâm hồn rộng mở trong sáng hơn – đạo đức trong sáng hơn, trông rộng nhìn cao hơn xa hơn… uống trà để tâm trí được minh mẫn, sáng suốt, sảng khoái hơn. Do đó uống trà để học bài, làm bài, viết văn, làm thơ, để nghiên cứu, tụng kinh niệm Phật tốt hơn. Uống trà còn là cái thú rất thanh lịch, trang nhã và rất thanh tao.
Họ vừa ngồi uống trà vừa thưởng nguyệt ngắm hoa. Vừa uống trà vừa xem hoa quỳnh nở vừa chờ trăng lên. Vừa uống trà vừa làm thơ, vịnh thơ, bình thơ… Vừa uống trà vừa nói chuyện (truyện Tấm Cám, truyện Lưu Bình, truyện Kiều,… ) để cho con cháu ngồi xung quanh nghe.
Người ta có thể uống trà độc ẩm (một người), nhị ẩm hoặc song ẩm (hai người), tam ẩm (ba người) và uống trà quần ẩm (uống nhiều người).
Người ta có thể uống trà trong trà gia, trong trà thất, uống ở quán, uống trong cung đình – miếu mạo trong ngày tiệc hội,…
Người ta có thể uống trà trong trà gia, trong trà thất, uống ở quán, uống trong cung đình – miếu mạo trong ngày tiệc hội,…
Trà có thể uống vào sáng sớm, buổi trưa, buổi chiều và buổi tối đều được nhưng thú vị nhất và sảng khoái nhất là uống vào buổi tối để thưởng nguyệt, ngắm hoa để xem hoa quỳnh nở và để chờ trăng lên.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét