Ấm Tử Sa là gì?
Từ xa xưa ấm pha trà bằng Đất Tử Sa đã lưu truyền với nhiều điều kỳ bí làm mê hoặc bao người uống trà. Dùng ấm Tử Sa pha trà sẽ giữ được nguyên hương, sắc của trà mà không làm trà bị biến chất. Ấm dùng lầu dần màu sắc trở nên sáng đẹp, nước pha trà càng thơm, càng dịu và dùng càng lâu thì đổ nước sôi vào cũng ra mùi trà. Ấm Tư Sa chịu nhiệt tốt, không rạn nứt dù nhiệt độ thây đổi, truyền nhiệt ít, cầm không nóng tay và có nhiều màu sắc dể chọn lựa.
Tại sao Đất Tử Sa có nhiều điều kỳ diệu như vậy ?
Zisha – đất sét đỏ, khoán sản đặc biệt của Trung Quốc. Loại đất này nằm sâu trong những tầng đất trên những sườn đồi và được gọi là “ Đá Trong Đá” . Thành phần khoán chất chủ yếu của nó bao gồm: hydromica, cao lanh, thạch anh, hạt mica và chất sắt nền và có cả silic, mangan, canxi , natri và kali. Là loại đất sét mềm tự nhiên, tinh khiết và không chứa bất kỳ nguyên tố nào có hại cho sức khỏe con người. Chính vì vậy, ấm trà làm bằng đất Tử Sa không có mùi của đất và chứa những lổ nhỏ li ti (khổng khí) có tác dụng cách nhiệt, giữ được hương của trà ngay cả khi dùng ấm pha trà lâu ngày. Chính chất sắt có trong Đất Tử Sa đã tạo ra các ấm có màu sắc khác nhau. Và đặt biệt hơn nữa, Ấm Tử Sa thường được nung ở nhiệt độ trên 1.000 độ C nhưng đất không bị biến dạng nên tạo được nắp ấm rất kín, ấm có độ bóng nước rót nước vào khô ngay và tiếng kêu lại rất thanh.
Ấm Tử Sa không chỉ là sản phẩm dùng để pha trà đơn thuần mà còn là loại hàng mỹ nghệ độc đáo, vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị nghệ thuật. Chính vì vậy nó luôn được nhiều người yêu thích, thưởng ngoạn.
Vậy làm cách nào để chọn được ấm Tử Sa tốt?
Khi chọn mua ấm Tử sa, nhiều người băn khoăn không biết nên dựa vào những tiêu chuẩn nào. Về khoản này, người bán bao giờ cũng sẵn sàng chỉ dẫn một vài “tuyệt chiêu”, để thuyết phục bạn. Như biểu diễn thả ấm vào chậu nước nổi bồng bềnh, không nghiêng lệch; nhận chìm xuống rồi buông tay, ấm sẽ nổi trồi lên mặt nước mà không bung nắp hay bị lật chìm; hoặc bịt ngón tay vào lỗ thông hơi trên núm nắp ấm thì rót nước không chảy; dùng nắp ấm gõ nhẹ vào quai phát ra âm thanh như tiếng sắt, tiếng đồng…Thật ra, tất cả những thứ ấy ngày nay đã trở thành tiêu chuẩn kinh điển, mà nhà sản xuất ấm Tử sa nào cũng đạt tới, nếu không muốn bị đào thải.
Như vậy, việc chọn mua một chiếc ấm trước hết phải xuất phát từ chính nhu cầu của người mua. Nếu mục đích của bạn tìm chiếc ấm Tử sa để hàng ngày làm bạn với trà, thì nên chọn kiểu ấm đơn giản, hoa văn trang trí dễ nhìn, không gây khó khăn khi lau rửa, miệng rộng dễ cho trà vào bình và bỏ xác trà khi dùng xong. Cần nhất là một chiếc ấm hình thể cân đối, vững chãi, không dễ bị ngã đổ.
1.NHÌN BẰNG MẮT: Hình dáng thanh thoát, ưa nhìn.Các bộ phận như :thân ấm, nắp, miệng, vòi, quai, đáy phải cân đối, liền lạc. Màu sắc đồng đều trong ngoài. Dấu triện của nghệ nhân hay nhà sản xuất nét chữ sắc sảo, đặt cân đối ở trung tâm đáy ấm, theo trục thẳng từ quai sang vòi ấm. Những chiếc ấm đắt tiền thường có thêm dấu triện phụ dưới nắp và quai cầm thật rõ nét. Vòi ấm có thể dài ngắn khác nhau, nhưng quan trọng là khi rót, nước chảy thông, đều và thẳng dòng, không rơi vãi hay đọng giọt nhểu ra ngoài.
2.NGHE BẰNG TAI: Đặt ấm lên lòng bàn tay, tay kia cầm nắp ấm khẽ gõ vào quai, tiếng kêu đanh; chắc như kim loại chạm vào nhau.
3.CẢM NHẬN BẰNG TAY: Trơn láng, mịn màng, không tì vết. Nắp và miệng ấm khít khao, vì ấm Tử sa được nung trong lò liên tục 23 tiếng đồng hồ ở nhiệt độ từ 1.190 – 1.270 độ C (trung bình 1.200 độ C), đòi hỏi tay nghề nghệ nhân phải cao, chất đất phải thật tốt và mịn mới không bị co giãn khi nung. Do tính bào mòn trong quá trình sử dụng, một chiếc ấm dùng càng lâu càng lên nước, không đổi màu, đó mới chính là đặc trưng ưu việt của ấm Tử sa, chứ màu sắc đất không liên quan gì đến chất lượng và công dụng.
Ngoài ra, bạn đừng bao giờ nghe lời quảng cáo những chiếc ấm Tử sa mới phát ra mùi thơm. Vì ấm làm bằng đất đào trong núi, lọc lắng thành bùn, lại phải qua quá trình nung trong lò, làm sao có mùi thơm được? Hoặc có người tin rằng, ấm Tử sa càng lâu năm càng có giá trị. Điều đó chỉ đúng một phần về giá trị lịch sử (như chơi đồ cổ), thực tế không phải chiếc ấm Tử sa lâu năm nào cũng đạt chuẩn về tính nghệ thuật, kỹ thuật tay nghề, chất liệu…Trong giới chơi ấm hiện nay, có những chiếc ấm mới làm ra nhưng giá trị cao gấp nhiều lần những chiếc ấm lâu năm.
GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
Ngày nay, đi du lịch bất cứ nơi nào trên thế giới bạn cũng có thể mua được ấm Tử sa. Tuy nhiên, nhiều nhất vẫn là TQ, kế đến Đài Loan, rồi mới tới Hong Kong, Singapore, Nhật, Thái Lan, Mỹ…Về giá cả, câu “tiền nào của đó” hầu như không ép phê với mặt hàng ấm Tử sa, bạn có thể rinh nhầm một chiếc giá thật đắt không đúng giá trị thật của nó, nhưng đôi khi cũng mua được giá hời tùy vào cái duyên của bạn. Về khoản này, xin mách bạn một số kinh nghiệm: đối với hàng do thương lái gốm sứ đem vào VN, những chiếc ấm trung bình, dùng được, bạn chỉ cần trả 1/3, hoặc tối đa ½ giá họ đưa ra là mua được (thí dụ họ ra giá 600.000 đồng, nếu kiên nhẫn trả giá bạn có thể chỉ chi ra từ 200-250.000, thậm chí có món kêu 800 ngàn, chỉ bán 200 ngàn đồng), riêng những chiếc ấm được xem là cao cấp, trong bụng bạn rất thích, cũng không nên trả giá quá 50%.
Đi du lịch TQ theo đoàn, không nên mua ấm tại các cơ sở sản xuất hay cửa hàng do hướng dẫn viên địa phương đưa tới. Giá cả ở những nơi này thường không phản ánh đúng giá trị sản phẩm, thậm chí nếu bạn thử trả chừng phân nữa giá niêm trên sản phẩm thì đã phải móc ví, để nhận hàng. Tại các điểm đón khách du lịch, có nhiều cửa hàng bày bán ấm Tử sa như…bán kẹo, chỉ cần trả ¼ hoặc 1/3 giá niêm là mua được.
Ở Tô Châu, tôi mua được một chiếc ấm trong tình cảnh hết sức tức cười: giá chỉ 50 tệ (100.000 VNĐ), mua ở cửa hàng xéo cổng Hàn San tự. Do người bán ra giá quá cao: 420 tệ, tôi vì không muốn mua nên trả bừa 50 tệ để rút lui, không dè bị bà chủ níu áo lại, nói: “Dạo này ế ẩm quá, mấy ngày chưa bán được hàng. Bán cho ông 1 cái để lấy hên!” Thêm một trường hợp khác ở TP.HCM: Tại gian hàng gốm sứ ở công viên Phú Lâm, tôi bắt gặp chiếc ấm của nữ nghệ nhân Ngô Lợi Quần mà mình đã nhìn thấy ở Vô Tích, chủ hàng ra giá 1,6 triệu đồng, do biết rõ chất lượng ấm và người làm ra nó, tôi trả đến 800.000 đồng mà vẫn không mua được. Tuần sau, tình cờ có việc đi ngang, tôi ghé vào thấy chiếc ấm vẫn còn, nhưng lần này người đứng bán là một cô gái khác. Tôi thử trả giá và không ngờ mua được chỉ với 500.000 đồng.
Tổng hợp Ngọc Bích
0 nhận xét:
Đăng nhận xét