Quán cà phê đầu tiên ở châu Âu được mở vào thế kỷ 17 ở Venice. Ngay lập tức sau đó, hàng trămquán cà phê tương tự đã xuất hiện dọc theo những con kênh lãng mạn, xanh thẳm.
Người dân xứ sở tháp nghiêng uống cà phê hầu như từ sáng tới tối, mỗi thời điểm trong ngày lại ngập tràn một hương thơm cà phê khác nhau. Hãy cùng khám phá những nét tinh tế nhất trong văn hóa cà phê Italy.
1. Bạn chỉ nên uống cappuccino, cà phê sữa, cà phê macchiato (cà phê uống trong cốc lớn, nhiều sữa) và bất cứ loại cà phê có sữa nào vào buổi sáng, và không bao giờ nhâm nhi cà phê sau một bữa ăn chính. Người Italy cho rằng sữa nóng sẽ làm đầy bụng. Rất nhiều người Mỹ đến sống tại Rome muốn phá vỡ quy tắc này bằng cách cố tình gọi cappuccino sau bữa trưa, nhưng họ chỉ được nhận lại một nụ cười và lời xin lỗi từ những người bồi bàn có đôi mắt xanh biếc.
2. Đến "đất nước có hình chiếc ủng", bạn không nên yêu cầu cho thêm gì vào cà phê. Xin thêm một lá bạc hà vào cốc frappuccino hay thêm một chút bột ca cao vào cà phê espresso cũng gần giống như một sự xúc phạm nho nhỏ với những anh chàng pha chế người Italy.
3. Người Italy không đánh giá cao việc uống một cốc espresso doppio (tăng gấp 2 lần lượng cà phê so với một cốc cà phê bình thường). Hãy nhớ rằng họ uống nhiều cà phê trong ngày, chia làm nhiều lần chứ không phải là uống ừng ực trong một chốc lát.
4. Người Italy ít khi dùng từ Espresso, vì vậy, nếu muốn gọi một cốc Espresso, chỉ cần nói: “Cho tôi một cốc cà phê”. Espresso thường được dùng trong ly sứ nhỏ, dày.
4. Người Italy ít khi dùng từ Espresso, vì vậy, nếu muốn gọi một cốc Espresso, chỉ cần nói: “Cho tôi một cốc cà phê”. Espresso thường được dùng trong ly sứ nhỏ, dày.
5. Nếu bạn lựa chọn đứng uống cà phê, bạn sẽ tiết kiệm được từ 3 – 4 lần tiền phải trả cho một ly cà phê, nhất là cà phê Cappuccino.
6. Khi uống cà phê tại nhà, người Italy thích sử dụng chiếc máy pha hiệu Moka. Chiếc Moka này đã gắn bó với văn hóa cà phê của họ từ thế kỷ 17.
6. Khi uống cà phê tại nhà, người Italy thích sử dụng chiếc máy pha hiệu Moka. Chiếc Moka này đã gắn bó với văn hóa cà phê của họ từ thế kỷ 17.
(Theo Dulichvietnam)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét