Trong số các dân tộc sống trên đại ngàn Trường Sơn thì người Cơtu là một cộng đồng cho đến nay vần còn lưu giữ lại nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, trong đó phải nhắc đến văn hóa ẩm thực truyền thống mang đậm hương vị của núi rừng.
Thực phẩm của người Cơtu chủ yếu phụ thuộc vào các hoạt động kinh tế chăn nuôi, trồng trọt trên nương rẫy. Trong hành trình lịch sử của mình, cộng đồng người Cơtu đã tạo ra những món ăn rất riêng từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên như: món Càroi Acon Ghi Zớ (chả nhộng ong), món Slua (cháo sắn), bánh Gất tát (bánh ngô), món Zé a đép (xôi nếp), món Hóo cor (cơm lam), Acuốc (bánh sừng trâu)… Ngoài các món ăn phổ biến trên, đôi khi người Cơtu cũng chế biến một số món xào hay rau sống, đặc biệt, Zờ Rá là một món ăn rất đặc trưng và nhiều người biết đến nhất.
Zờ Rá là món ăn độc đáo của người Cơtu.
Nguyên liệu chế biến khá phong phú, bao gồm các loại rau, lá trong rừng như: đọt chè, môn rừng, dọc mùng (A dót), tiêu, ớt đỏ… Đặc biệt để tạo nên món này phải có cây mây rừng (A dương) thì mới đúng chất Zờ Rá được.
Bên cạnh đó còn có một số loại thịt tươi sống được kết hợp để tạo nên hương vị khác như kỳ nhông (Ca Dong), gà rừng, các loại cá trên suối, óc hươu nai, trâu… cũng được sử dụng.
Thực phẩm của người Cơtu chủ yếu phụ thuộc vào các hoạt động kinh tế chăn nuôi, trồng trọt trên nương rẫy. Trong hành trình lịch sử của mình, cộng đồng người Cơtu đã tạo ra những món ăn rất riêng từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên như: món Càroi Acon Ghi Zớ (chả nhộng ong), món Slua (cháo sắn), bánh Gất tát (bánh ngô), món Zé a đép (xôi nếp), món Hóo cor (cơm lam), Acuốc (bánh sừng trâu)… Ngoài các món ăn phổ biến trên, đôi khi người Cơtu cũng chế biến một số món xào hay rau sống, đặc biệt, Zờ Rá là một món ăn rất đặc trưng và nhiều người biết đến nhất.
Zờ Rá là món ăn độc đáo của người Cơtu.
Nguyên liệu chế biến khá phong phú, bao gồm các loại rau, lá trong rừng như: đọt chè, môn rừng, dọc mùng (A dót), tiêu, ớt đỏ… Đặc biệt để tạo nên món này phải có cây mây rừng (A dương) thì mới đúng chất Zờ Rá được.
Bên cạnh đó còn có một số loại thịt tươi sống được kết hợp để tạo nên hương vị khác như kỳ nhông (Ca Dong), gà rừng, các loại cá trên suối, óc hươu nai, trâu… cũng được sử dụng.
Để chế biến được món ngon này, cần chuẩn bị một số ống lồ ô dài và to làm dụng cụ nấu chín. Việc chế biến cũng rất công phu, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và sự khéo léo mới có được một sản phẩm như ý, thơm ngon đúng chất Zờ Rá. Bước đầu, cho tất cả nguyên liệu cần thiết vào trong ống cây lồ ô và đổ thêm một lượng nước vừa phải. Sau đó, cho ống lồ ô (lúc này đóng vai trò của chiếc nồi) vào bếp lửa. Hương thơm từ lồ ô quyện vào các thực phẩm khác làm tăng thêm vị đậm đà cho món ăn.
Khi thấy hỗn hợp thức ăn bên trong nóng lên, thì bắt đầu làm nhuyễn thức ăn bằng một đoạn móc gai của cây mây rừng xộc mạnh vào khoảng 25 đến 30 phút cho đến khi chín rồi cho ra đĩa. Tốt nhất, Zờ Rá phải thưởng thức ngay khi còn nóng mới cảm nhận hết được mùi vị làm say lòng người của nó.
Để có món Zờ Rá tuyệt hảo, người làm cần chú ý một số công đoạn sau: Khi cho ống lồ ô vào bếp lửa để đun thức ăn bên trong không bị cháy thì phải có lượng nước phù hợp với lượng nguyên liệu bên trong. Nếu nhiều hoặc ít nước đều ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Khi đun phải châm nước đều đặn, dùng tua móc của cây mây xộc mạnh vào trong ống lồ ô để thức ăn chín và nhuyễn ra.
Ấn tượng nhất khi thưởng thức món Zờ Rá là vị cay nồng của tiêu, ớt đỏ, vị chát của các loại lá, mùi thơm của thịt và vị đắng của đọt mây rừng. Các vị này kết hợp, hòa quyện với nhau tạo nên hương vị đậm đà nơi đầu lưỡi của người ăn.
Hiện nay, người Cơtu sinh sống chủ yếu ở phía Tây Thừa Thiên Huế, Tây Quảng Nam và một ít ở huyện Hòa Vang - Đà Nẵng. Tuy nhiên, món Zờ Rá ngon, đậm đà nhất chỉ có ở đồng bào các huyện Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang – tỉnh Quảng Nam. Ở đây, người ta dùng món này để tiếp đãi khách quý ở Gươl, làm lễ vật dâng lên thần linh trong các dịp lễ hội P’Ngót (lễ kết nghĩa giữa các làng), mừng lúa mới, đâm trâu... Vì thế, trong văn hóa ẩm thực Cơtu, bên cạnh rượu Tà Vạt thì Zờ Rá đã trở thành một món ngon không thể thiếu, thể hiện nét đặc trưng cho văn hóa của một tộc người.
Nói như lời của một già làng ở xã A Ting – huyện Đông Giang, Quảng Nam thì “Người Cơtu nhờ ăn Zờ Rá, uống rượu Tà Vạt nên người chắc khỏe, đôi chân dẻo dai, đi rừng, lội suối không biết mệt”.
Theo nld
0 nhận xét:
Đăng nhận xét