Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Dụng cụ thưởng trà

Những bậc thầy về trà rât coi trọng việc uống và thưởng thức trà. Để đạt được tuyệt đỉnh nghệ thuật ẩm thực trà thì không những phải có trà phẩm chất tốt mà nước pha trà và cách pha trà cũng phải đúng tiêu chuẩn.

Trong bài thơ “văn tế kim nhân phúng lộ bàn” của Tiết Phùng, có kể chuyện rằng vua Hán Vũ Đế đã cho dựng một cột bằng đồng cao 20 trượng, trên cosmoojt tượng người bằng vàng đưa tay hứng sương dùng làm nước pha trà. Còn ở Việt Nam, nhà văn Nguyễn Tuân thuở sinh thời đã rất khoái loại trà được phan bằng những giọt sương đọng trên lá sen.

Trong nghệ thuật thưởng thức trà, các nghệ nhân còn chú ý tới từng dụng cụ uống. Trong “vang bóng một thời” Nguyễn Tuân có giới thiệu vè những chiếc ấm đất quý báu dùng để pha trà, cho tới những chén uống trà nhỏ nhắn đủ loại mà khách trà gọi là chén tống, chén quân. Về âm trà thì hơn trăm năm về trước trên đất Bắc đã phát sinh lời truyền tụng
Thứ nhất Thế Đức gan gà
Thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần.
Tất cả các loại trên đều là ấm Trung Hoa, cũng giống như ấm Nghi Hưng, nổi tiếng từ lâu đời. Nghi Hưng là một huyện kế cận thành phố Thượng Hải, thuộc tỉnh Giang Tô. Tại đây có một loại đất sét đặc biệt, chứa nhiều thạch anh, mica, sắt….dùng để nung các ấm trà không tráng men, gọi chung là ấm Tử Sa, thường có 3 màu: Tía đỏ, vang sậm, và nâu đen. Ngoài ra ở đây còn có loại đất sét khác màu trắng và màu xanh nước biển rất hiếm hoi. Theo sách Trà Kinh của Lục Vũ, thì ấm Nghi Hưng bay Tử Sa là những tuyệt tác nghệ thuật của người Trung Hoa với đủ loại kiểu cách, dung lượng dùng để độc ẩm, song ẩm, hay quần ẩm, chứng tỏ sự khéo tay và óc sáng tạo độc đáo của các nghệ nhân.
Theo tác phẩm Trà kinh của Lục Vũ (733-804) đời Đường (618-907), Trung quốc thì vào thời đó người ta dùng nồi để nấu nước và pha trà uống luôn trong bát (“oản” tiếng Hán và “chén” theo tiếng Việt miền Nam). Trà dùng lúc đó là trà bánh hoặc trà bột. Đến thời nhà Tống (920-1280) người ta sử dụng một loại bát nông gọi là “trản” và trà dùng ngoài trà bánh, trà bột còn có trà lá khô rời như ngày nay. Phải đến thời nhà Minh người ta mới bắt đầu chế tạo và sử dụng ấm để hãm trà và uống bằng chén nhỏ. Ấm trà thời nhà Minh (1368-1644) gắn liền với những địa danh nổi tiếng sản xuất ấm trong đó có Nghi Hưng chuyên sản xuất ấm đất. Ấm đất ở Nghi Hưng thời Minh có nhiều hình dáng và cỡ to nhỏ khác nhau đến nay vẫn là mẫu mực cho những ấm đất hiện đại.
Cũng vào thời kỳ này ở Châu Âu trà cũng bắt đầu được du nhập và được nhiều người ưa chuộng. Theo một số tư liệu, lấy ý tưởng từ các ấm đất uống trà của Trung quốc và hình dáng của các ấm uống cà phê hiện có, ở Châu Âu người ta cũng đã sáng tạo những mẫu mã ấm trà có hình dáng đặc trưng bằng sành, sứ, thủy tinh. Chén dùng uống trà được chuộng ở Trung quốc lại là chén sứ đặc biệt là sứ Cảnh Đức Trấn. Sứ trắng làm nổi màu của nước trà. Khác với Trung quốc uống trà bằng chén nhỏ không quai, ở Châu Âu người ta lại dùng tách tức là chén có quai để uống và dùng kèm đĩa nhỏ để lót tách. Đến đầu đời Thanh ( ), người ta còn chế tạo ra chung tức là một loại chén có nắp vừa dùng để hãm trà vừa để uống trà. Từ đó đến nay các trà cụ được sản xuất với nhiều hình dáng mới.
Cùng với ấm, người uống trà phải có chén, chén tống chén quân theo kiểu Việt Nam hoặc một ấm chuyên theo kiểu Tàu. Có những loại chén kiểu làm bằng đất tử sa nhưng cũng có những chén sứ mỏng gọi là sứ vỏ trứng. Tùy ý thích, mỗi người có một cách chọn màu, chọn kiểu.
Hiện nay người ta cũng chế ra nhiều kiểu chén lạ mắt, có khi trông như một ống trúc, có khi hình củ lạc (đậu phộng). Ngoài ra phải có đĩa đựng, cũng xinh xinh nho nhỏ cho hợp với chén uống trà. Ấm màu nào thì người ta chọn chén và đĩa cũng màu đó. Thế nhưng thường thì chén chỉ có những màu thông dụng như màu nâu đậm, màu đỏ hay màu vàng chứ không thấy mà xanh hay màu đen.
Ngoài ra còn phải có bình chuyên trà, bồn đựng bã trà và chứa nước tráng ấm, thuyền trà (cái chậu nhỏ để ấm và hứng nước trong ấm trào ra), đĩa lớn để ly, kén cho đủ một bộ tiệp màu đã khó huống hồ nếu nhiều ấm, nhiều màu, nhiều kiểu.
Người kỹ hơn còn mua cả hộp đựng trà cũng bằng đất nung và ống đựng những vật dụng linh tinh như  cóng xúc trà (giống như một cái thìa bằng gỗ hay một ống tre vát một đầu để lường trà trước khi đổ vào ấm), đồ móc bã trà (gọt bằng gỗ hay tre), tăm thông vòi, cái kẹp chén (để gắp chén khi tráng nước sôi hầu vệ sinh và không phỏng tay), khăn lau … Kiếm được cái khay trà vừa vặn cho mỗi bộ cũng không phải dễ dàng.
Dĩ nhiên không thể thiếu cái ấm nấu nước pha trà bằng kim loại, bằng sứ hay ấm điện. Cũng nên có một cái bình thủy để chứa nước nóng mặc dù nhiều người kỹ không chịu dùng nước bình thủy mà dùng bình tự hâm nóng. Cầu kỳ hơn thì mua cả nhiệt kế và”timer” để hãm trà cho thật chuẩn. Người khó tính lại còn cho rằng phải bếp than mới ngon. Thế nhưng nếu máy móc quá như thế thì uống trà không còn thú vị được bao nhiêu.
Tổng hợp Nghique
amthuc365.vn

1 nhận xét:

khanh chicanh nói...

tuyệt quá :))))

Van điện từ dùng cho hơi nước

Van điện từ dùng cho hơi

Van điện từ thường mở

van điện từ

van góc khí điều khiển

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons