Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Tết Hàn Thực là gì ? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn Thực

Cứ tới tháng 3 âm lịch là thời điểm người Việt chuẩn bị cho ngày Tết Hàn Thực cùng các thành viên trong gia đình mang lại ý nghĩa dân tộc sâu sắc.
Nguồn gốc của ngày Tết Hàn Thực
Được biết từ xa xưa ngày Tết Hàn Thực được hiểu theo nghĩa chữ Hán "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "Tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc theo một câu chuyện ly kỳ truyền tụng nhiều đời.
Chuyện kể rằng váo đời Xuân Thu (770 - 221), vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.
Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.
Hình ảnh Tết Hàn Thực là gì ? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn Thực số 1
Tết Hàn Thực là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch.
Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.
Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3/3 đến mồng 5/3 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Ý nghĩa ngày Tết Hàn Thực

Do giao lưu văn hoá lâu đời với Trung Hoa nên người Việt ảnh hưởng tết Hàn Thực. Nhưng ở Việt Nam Tết Hàn Thực không phải để tưởng nhớ đến Tử Thôi mà mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc.
Tết Hàn Thực mang màu sắc dân tộc riêng và được lưu giữ mãi trong quá trình dựng nước và giữ nước. Ngày này, các gia đình làm bánh trôi bánh chay cúng ông bà, tổ tiên và không kiêng đốt lửa. Với người Việt trong dịp này nhiều nơi làm bánh trôi bánh chay cúng thần hoàng.
Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.
Ở một số vùng, người ta làm thêm món bánh nhót, cách làm tương tự bánh chay nhưng chỉ khác hình dáng được người dân nơi đây nặn giống như trái nhót lạ mắt.
Bên cạnh đấy ở thành phố khách đi du ngoạn cũng được hưởng hương vị bánh trôi, bánh chay từ các quán hàng và tưởng đến chuyện xưa nhiều điều thú vị. Hiện nay, Tết Hàn Thực vẫn được duy trì ở miền Bắc, nhất là các tỉnh xung quanh Hà Nội.

Thanh Lương (tổng hợp)

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Kem xếp lớp - món tráng miệng đến từ Nhật Bản



Không nằm ngoài trào lưu ẩm thực thế giới, món kem xếp lớp Fuji Snow đang được giới trẻ khắp thế giới mê đắm đã xuất hiện tại Việt Nam.a

Lịch sử ra đời của kem đá bào Kem đá bào, một trong những món ăn vặt phổ biến của giới trẻ được bắt nguồn từ thời Hoàng đế La Mã Nero, năm 27 trước công nguyên, khi ông bắt các cận thần của mình trèo lên đỉnh của những ngọn núi cao nhất để lấy tuyết. Sau đó, biến đống tuyết vô vị thành những món ăn hỗn hợp hương vị trái cây và mật ong giải nhiệt cho những ngày hè nóng bức.

Kem xếp lớp - món tráng miệng đến từ Nhật Bản

Sau này, người Nhật cũng làm tương tự như Hoàng Đế Nero đã làm để tạo ra món kem đá đá bào hấp dẫn với nhiều hương vị phong phú. Có nhiều tên gọi khác nhau cho món đá bào, thường thì tên gọi cùa chúng được đặt theo cách chế biến hoặc nơi chúng được làm ra. Món kem xếp lớp của người Nhật Món kem đá bào đã được người Nhật chế biến theo phong cách riêng, trở thành món tráng miệng biểu tượng mùa hè được yêu thích tại đất nước mặt trời mọc từ triều đại Edo thế kỷ 16. Để món đá báo trở nên hấp dẫn, lôi cuốn và ngon hơn, người Nhật đã cho thêm các loại topping và sốt như sữa đặc, đậu đỏ, bánh mochi hoặc kem tươi. 

Kem xếp lớp - món tráng miệng đến từ Nhật Bản

Kem xếp lớp được người Nhật sáng tạo ra gần đây, dựa theo công thức đá bào truyền thống nhưng đã cải tiến nhằm tạo ra món kem ngon và hấp dẫn hơn với mùi vị phong phú. Mỗi khối kem đá hình trụ được sản xuất với công thức, nguyên liệu, quy trình và máy làm kem chuyên biệt. Người ta phải mất đến 8 tiếng mới có thể làm ra những khối kem thành phẩm. Những khối kem này sẽ được đưa vào máy bào có thiết kế đặc biệt để bào ra những lớp kem mịn, đều và xếp lớp tinh tế như các tác phẩm nghệ thuật xếp giấy origami. 

Kem xếp lớp - món tráng miệng đến từ Nhật Bản

Không chỉ được yêu thích tại Nhật Bản, món kem xếp lớp đã trở thành món tráng miệng được say mê tại nhiều nước trên thế như Đài Loan, Singapore, Hongkong, Hàn Quốc, Hawai, Australia và Bắc Mỹ… Tại Mỹ, món kem xếp lớp này được đặt tên là “Fluff Ice”.

Kem xếp lớp - món tráng miệng đến từ Nhật Bản

 Kem xếp lớp Fuji Snow Công thức làm các khối kem của Fuji Snow tuân thủ nghiêm ngặt theo công thức nguyên thủy với tỷ lệ hòa trộn chính xác các nguyên liệu và trái cây tươi sao cho kem không bị nhanh tan giống kem bình thường và cũng không bị hóa tuyết giống món đá bào thông thường. Độ ngọt và béo của kem cũng được cân chỉnh theo khẩu vị “vì sức khỏe” của người Nhật để người ăn không bị ngán và không sợ bị lên cân.

Kem xếp lớp - món tráng miệng đến từ Nhật Bản

 Kem đá bào xếp lớp không phải là kem, không phải là sữa chua và cũng không phải là đá bào truyền thống. Nó là món tráng miệng có thể mang lại cảm giác tươi mát, sảng khoái, là sự kết hợp độc đáo giữa ẩm thực và nghệ thuật theo phong cách rất Nhật Bản. 

Kem xếp lớp - món tráng miệng đến từ Nhật Bản

Chỉ với 35.000 đồng, bạn đã có thể thưởng thức món kem xếp lớp độc đáo đến từ xứ sở hoa anh đào. Các bước để có 1 ly kem đá bào xếp lớp tại Fuji Snow là chọn kích thước ly kem mong muốn, chọn một trong 8 hương vị có sẵn, chọn 2 topping miễn phí (bạn có thể trả thêm tiền nếu muốn có thêm nhiều loại topping) và cuối cùng là chọn sốt sữa, chocolate, caramel, hazelnut hay xoài cho món kem của mình.

Kem xếp lớp - món tráng miệng đến từ Nhật Bản

Ngoài kem xếp lớp, các bạn có thể lựa chọn các món tráng miệng Nhật Bản khác tại Fuji Snow như kem đá bào, pudding xoài, smoothie trái cây… theo công thức và lựa chọn của riêng bạn với giá giao động từ 25.000 đồng đến 45.000 đồng.

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Khám phá: Nguồn gốc của món salad nga Oliver

Olivier có lẽ là một món ăn không còn xa lạ với chúng ta. Món ăn này đã được chế biến lại cho phù hợp với khẩu vị của người Việt và được gọi bằng một cái tên đơn giản là salad bắp cải. Cùng tìm hiểu thêm về xuất xứ của món ăn độc đáo này nhé!
 
Olivier - món salad phá cách của Nga

Dạo quanh một vòng các món salad của châu Âu, bạn có thể thấy rằng những nguyên liệu làm nên món này đều là những nguyên liệu tươi. Nhưng điểm đặc trưng của salad Olivier đó là tất cả các nguyên liệu đều được luộc chín.
tim-ve-nguon-goc-cua-mon-salad-nga-olivier
“Cha đẻ” của Olivier là đầu bếp Lucien Olivier. Sau khi tìm được công thức cho món ăn này, nhà hàng Hermitage của ông đã nổi tiếng trong khắp thủ đô. Thế nhưng ông lại không chia sẻ công thức này cho ai mà muốn tự tay mình chế biến nó, vì vậy đến khi ông mất cũng không ai biết được công thức thực sự của món ăn này là gì.
tim-ve-nguon-goc-cua-mon-salad-nga-olivier
Nhà hàng Hermitage
Có nhiều câu chuyện được kể lại về việc làm sao công thức món salad này được lọt ra ngoài. Người ta đồn rằng có một người làm việc trong nhà hàng ấy lén nhìn vào công thức khi Olivier đi ra ngoài; một câu chuyện khác kể lại rằng một thực khách quen thuộc của nhà hàng đã quyết tâm đấu tranh để giữ lại món ăn này trong thực đơn sau khi đầu bếp đã mất.
 
Nhiều năm sau, Monsieur Olivier đã vực dậy món ăn tưởng như thất truyền này. Một điều thú vị đó là cả hai con người làm món salad này trở nên nổi tiếng đều vô tình có họ là Olivier.
 
Món ăn gắn liền với cuộc sống của người dân Nga
 
Công thức của salad Nga rất đa dạng nhưng qua nhiều quốc gia, món ăn này vẫn giữ được tinh thần vốn có của mình. Nguyên liệu để làm món salad này gồm khoai tây, trứng gà luộc chín, xốt mayonnaise, thịt luộc và dưa chuột ngâm giấm, tất cả đều cắt thành từng khối có kích thước nhỏ như hạt đậu Hà Lan.
tim-ve-nguon-goc-cua-mon-salad-nga-olivier
“Băm băm băm – thái nhỏ tất cả các nguyên liệu và trộn đều chúng vào với nhau nhé”
Lần đầu xuất hiện ở Moscow, món salad này đã trở nên rất được ưa thích ở khắp nơi trên đất nước Xô Viết. Trong tiếng Nga, tên gọi của món ăn này đồng nghĩa với tên của một ngày lễ lớn, vì vậy mà món salad này thường được làm vào dịp năm mới, cùng với bộ phim “Số phận trớ trêu”. Những “nghi thức” này đã được người dân Nga thực hiện và đó phần nào thể hiện nét văn hóa của dân tộc này. 

Lý do chính cho sự lựa chọn này của các gia đình Nga là do đây là những nguyên liệu này có thể dễ dàng tìm thấy được vào mùa đông. Các gia đình Nga vẫn chọn thực hiện các món ăn truyền thống này bên cạnh vô vàn những thức ăn nhập khẩu khác.

Olivier và những biến thể thú vị

Olivier không những được yêu thích tại Nga, mà còn ở nhiều nước phương Tây khác như Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kì, Bulgaria, Macedonia… dưới những cái tên rất khác nhau như Ruska salata, Rus Salastasi, Amerikan Salatasi… hay salad Nga ở Việt Nam. Rất nhiều quán café ở Tây Âu có đủ mọi hương vị của Olivier trong thực đơn của quán mình, thực khách có thể tự do chọn topping hay nguyên liệu chính cho salad: thịt jăm bông, cà rốt, khoai tây…

tim-ve-nguon-goc-cua-mon-salad-nga-olivier

Với mỗi nước, các biến thể của món salad Nga lại càng phong phú và đa dạng hơn. Ở Hi Lạp, Olivier không có thịt, ở Iran thì họ lại thích cho thịt gà vào hỗn hợp thay vì các loại thịt thông thường. Người Tây Ban Nha bị ảnh hưởng một chút từ khẩu vị của người Pháp, nên Olivier của nước này bảo đảm những nguyên liệu chính, ngoài ra còn có thêm thịt cá ngừ nữa.
 
Mỗi món ăn của từng dân tộc đều ít nhiều phản ánh nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của dân tộc đó. Món salad Olivier mang nét đặc trưng của một nước Nga xinh đẹp với những con người đôn hậu và những công trình kiến trúc nguy nga, là một món ăn mang trọn tinh thần của đất nước hoa lệ này.

Ăn uống lành mạnh của người Nhật

Ai cũng biết, người dân Nhật Bản có tuổi thọ cao nhất thế giới mà phần lớn bí quyết nằm ở chế độ ăn uống lành mạnh. Những công thức để sống thọ dưới đây đúc kết từ Nhật Bản có thể không mới nhưng vấn đề ở chỗ, họ đã thực hành theo cả đời để sống lâu và khỏe mạnh.
1. Thành phần nguyên liệu nổi bật nhất trong căn bếp của người Nhật là một số thực phẩm đơn giản nhưng là cơ sở cho các bữa ăn hàng ngày: Cá, rau biển, rau quả, đậu nành, gạo, trái cây, trà xanh.
2. Người Nhật thích nấu ăn tại nhà. Bữa ăn truyền thống của họ gồm một bát cơm, cá nướng, rau luộc, súp đậu hũ, trái cây tráng miệng và trà xanh. Người Nhật tiêu thụ gần 10% thực phẩm cá của thế giới, mặc dù dân số của họ chỉ chiếm 2%, cụ thể hóa thì mỗi người dân Nhật ăn cá gấp 5 lần so với người dân khác trên thế giới. Hàm lượng acid béo omega-3 được bổ sung hàng ngày là lý do giải thích tại sao họ lại sống lâu và khỏe mạnh đến thế. Chưa kể người Nhật cũng tiêu thụ rau cải, súp lơ xanh, cải bắp, cải xoăn… gấp 5 lần người Mỹ.
3. Bí quyết nấu ăn cơ bản của người Nhật là sử dụng đồ tươi và đúng lúc. Theo Naomi Moriyama - tác giả cuốn sách “Phụ nữ Nhật không già và béo” thì siêu thị Nhật Bản luôn cung cấp đồ tươi. Thực phẩm đóng gói không chỉ đề ngày mà đề giờ, bởi những người nội trợ ở nước này chọn mua cá, thịt, rau, hoặc chuẩn bị bữa ăn khi thực phẩm chỉ vừa được đóng gói nửa giờ trước trong ngày hôm đó.

4. Khẩu phần ăn của người Nhật nhỏ và ăn thành nhiều bữa. Từ thời thơ ấu, họ đã được dạy phải ăn chậm, thưởng thức từng miếng trong khi đĩa thức ăn có kích thước nhỏ (so với Mỹ thì đĩa thức ăn này chỉ bằng 1/3). Cách trình bày thức ăn đã nấu chín tại nhà cũng tuân theo nguyên tắc: Không bao giờ đắp đầy, mỗi món phục vụ riêng, thường là vừa đủ, mang vẻ đẹp tự nhiên và tốt nhất là đồ tươi.
 
Món tráng miệng
5. Cách chế biến thức ăn thường là nấu chín nhẹ nhàng với các kỹ thuật như hấp, áp chảo, xào, hầm hoặc nướng nhanh. Các đầu bếp Nhật Bản thích sử dụng dầu tốt cho trái tim và nước dùng là hương vị theo mùa. Và quan trọng là bữa ăn đủ để cảm thấy hài lòng nhưng không quá no.
6. Người Nhật ăn cơm hàng ngày, đó là biểu hiện khác biệt rõ nét nhất giữa người phương Đông và phương Tây. Thường xuyên dùng bột mì tinh chế chính là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh béo phì ở các nước phương Tây.
7. Tại Nhật Bản, bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất và lớn nhất trong ngày. Bữa ăn này có thể bao gồm một số món nhỏ như cơm, súp đậu hũ và hành lá, lá rong biển, trứng tráng hoặc một miếng cá, trà xanh…
Khẩu phần của người Nhật có nhiều cá, đồ tươi sống
8. Món tráng miệng có vị ngọt ít phổ biến. Điều đó không có nghĩa là người Nhật không thích sô-cô-la, bánh ngọt, kem… Thay vào đó, họ hiểu điểm dừng khi “thả” cho sự thèm ăn và tránh những tổn hại nếu ăn quá nhiều.
9. Người Nhật có ý thức và được khuyến khích thưởng thức nhiều dạng thực phẩm mà không cần quan tâm đến chế độ ăn kiêng hay thừa cân béo phì. Tuy nhiên, việc tiêu thụ đồ ăn nhanh trong thanh niên Nhật Bản ngày nay bắt đầu gia tăng.
10. Tập thể dục là trào lưu phổ biến ở Nhật Bản. Theo một câu chuyện đăng trên tạp chí TIME năm 2004 “Làm thế nào để sống đến trăm tuổi”, người Nhật có sức khỏe tốt và thể trạng tuyệt vời, những con người ưa hoạt động này kết hợp nhiều bài tập thể dục ngẫu nhiên mỗi ngày. Họ đã tạo ra một môi trường khuyến khích đi xe đạp, đi bộ, đi bộ đường dài và nói chung là hoạt động liên tục.


Bữa ăn thường ngày của một gia đình người Nhật
Sưu tầm

Nguyên liệu và gia vị trong ẩm thực Nhật Bản

Các món ăn Nhật thường không sử dụng nhiều chất đạm có nguồn gốc từ gạo, mì. Nguồn đạm chủ yếu là từ cá và đậu tương, gia vị thường nhẹ nhàng tinh tế, chủ yếu sử dụng đường và nuớc tương. Trong trình bày, thức ăn luôn tạo ra sự đẹp mắt và có tính nghệ thuật cao, tạo cảm giác thư giãn và kích thích thèm ăn. Người Nhật thường dùng nhiều loại đĩa bát với đủ mọi hình dáng, màu sắc khác nhau.
Nguyên liệu và gia vị trong món Nhật
Ảnh: www.ptthlamson.net
Lương thực
Trong ẩm thực Nhật Bản, gạo cũng là lương thực chính như ẩm thực Việt. Các món cơm của Nhật rất phong phú, trong đó có món Sushi. Sushi là một món ăn truyền thống của Nhật Bản, có nguồn gốc từ thời xưa, khi việc vận chuyển cá từ biển về rất chậm, vì vậy, các ngư dân phải nghĩ cách để không làm lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này. Họ làm sạch cá, ướp muối, nén chúng giữa hai lớp gạo, đặt một tảng đá nặng lên trên, vài tuần sau thay tảng đá bằng vật nhẹ hơn. Khoảng hai đến ba tháng sau, khi cá và gạo lên men thì món ăn đã hoàn tất. Ngày nay việc chuẩn bị món Sushi trở nên đơn giản hơn rất nhiều và thời gian cũng được rút ngắn, sự cầu kỳ trong cách thực hiện đã được cải tiến nhiều. Món Sushi ngày nay không chỉ là món ăn truyền thống của Nhật mà đã trở thành món yêu thích của rất nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Nguyên liệu và gia vị trong món Nhật
Sushi – Ảnh: www.pref.osaka.jp
Sushi được làm từ cơm kết hợp với hải sản tươi sống hoặc chín, với rau và với một số gia vị, đặc biệt là với wasabi nếu là món sushi hải sản. Sushi có nhiều loại, nhiều dạng khác nhau và thường là loại cơm lên men chua, được nêm gia vị giấm, muối, đường. Để dùng hàng ngày, người ta làm món Chi- rashizushi là cơm trộn với nhiều loại nguyên liệu hỗn hợp như trứng, tôm, cá, nấm… Loại sushi cuộn khá phổ biến, gọi là makizushi, trong đó cơm được cuốn tròn, bên ngoài là lớp rong biển sấy khô, bên trong thường là các loại rau cải hoặc trái bơ, trứng… Sushi còn có dạng cơm nắm với một miếng cá hoặc tôm sống, cơm gọi là Nigirizushi. Temaki zushi là dạng cơm cuộn bằng rong biển hình phễu, thường được cuộn và ăn ngay, không cắt khoanh.
Nguyên liệu và gia vị trong món Nhật
Mỳ Soba – Ảnh: www.trekjapan.com
Tuy Sushi là món ăn nổi tiếng của Nhật, nhưng người Nhật lại thích ăn mì hơn. Họ có rất nhiều loại mì khác nhau, từ loại Udon to dày đến loại Soba nhỏ xíu. Udon và Soba có thể ăn nóng hoặc còn được ăn nguội, đặc biệt với loại mì Soba. Món Soba lạnh là mì luộc chín, chấm với nuớc tương, củ cải trắng bào và mù tạc với vài cọng hành. Mì Soba lạnh được trình bày với nori xắt sợi và ăn với củ Yam bào mịn. Yam trong tiếng Nhật có nghĩa là “khoai tây núi”, cũng là một loại thức ăn nổi tiếng trong ẩm thực Nhật bản. Yam rất thường xuất hiện trong bữa ăn, dùng ăn sống hoặc được nướng trong lò hay hấp lên.
Các món ăn Nhật thường sử dụng một loại củ chứa tinh bột có độ giòn, dai rất đặc biệt và được ưa chuộng là Konyakku. Người ta cho là nó xuất xứ từ Indonesia và ngày nay được trồng tại một số vùng ở Nhật Bản. Konyakku được ăn sống, luộc hay làm thành bột và chế biến. Mặc dù giá khá cao nhưng nó rất được ưa thích, sử dụng trong nhiều món ăn như món Oden.
Nguyên liệu và gia vị trong món Nhật
Sashimi – Ảnh: phunumoi.com
Hải sản Nhật Bản là một đảo quốc được bao bọc bởi dòng biển ấm và sông ngòi dày đặc. Hải sản thu được hàng năm rất dồi dào. Điều này có ảnh hưởng lớn đến thói quen ăn uống của người Nhật Bản. Người Nhật thích món hải sản sống, là sashimi, một món đắt tiền được dùng như món khai vị. Sashimi có thể là các loại cá sống, tôm sống, bạch tuộc… thường dùng chung với wasabi, một loại mù tạc có vị hăng nồng của Nhật Bản và những lát gừng thái mỏng, ngâm chua.
Một món khác cũng rất thông dụng là món sushi. Những con cá nướng trên khay kim loại gọi là teppan. Cá khô và ướp bonito (katsuo-bushi) thường dùng trong món súp miso (tương đậu nành sệt) và cá lạng thành miếng mỏng dùng để trình bày cho món ăn. Món Nhật có các loại tôm nổi tiếng như tôm pan-da hay tôm anh đào (sakura) vì màu sắc hồng nhạt của nó.
Ngoài ra, rong biển là nguồn cung cấp chính các chất khoáng và nguyên tố vi lượng như iốt trong thực đơn hàng ngày của người Nhật. Rong biển dùng cuộn với cơm, nấu canh, làm món salad hay có loại dùng riêng để nấu nước dùng. Lươn cũng là nguyên liệu được ưa chuộng của người Nhật. Món Kabayaki (lươn nướng) là món ăn được người Nhật ưa thích. Người ta chế biến bằng cách hấp chín lươn sau đó đem nướng vàng và đặt trên nắm cơm.
Nguyên liệu và gia vị trong món Nhật
Kabayaki – Ảnh: www.flickr.com
Thịt gia súc
Bên cạnh nguyên liệu hải sản, người Nhật cũng sử dụng các loại thịt gia súc như thịt heo, bò, hươu, ngựa… Thịt heo được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc qua Triều Tiên. Những món ăn chế biến từ thịt heo ngon nhất thường tập trung ở miền Nam Nhật Bản, ví dụ món tonkatsu. Mặc dù vậy, thịt heo không xuất hiện trong thực đơn chính của Nhật Bản như thịt bò. Người Nhật dùng thịt bò làm những món đặc biệt như món Sukiyaki, món lẩu Shabu Shabu. Sukiyaki là món ăn chế biến với những miếng thịt bò nướng, dùng với đậu hủ, nấm. Món Shabu Shabu với những miếng thịt bò ngon xắt mỏng nhúng vào nước lẩu nấu từ rong biển. Loại thịt bò nổi tiếng của Nhật là bò Ko bê. Những con bò được nuôi với chế độ ăn đặc biệt và được xoa bóp làm cho mỡ tản đều trong bắp thịt. Khi nấu chín, những hạt mỡ nằm rải rác khắp miếng thịt làm cho thịt bò mềm và ngon đặc biệt. Thịt bò Kô bê có lẽ là thứ thịt bò đắt nhất thế giới và được xuất khẩu sang nhiều nước phát triển khác, trong đó có Mỹ.
Nguyên liệu và gia vị trong món Nhật
Sukiyaki – Ảnh: www.tajima-beef.jp
Người Nhật cũng ăn thịt hươu và thịt ngựa. Người ta cho là loại hươu ngon nhất ở Nhật là hươu ở Hokkaido. Ở đây, loài hươu ăn những loại cỏ có tính thảo dược làm cho thịt có vị ngon đặc biệt. Ngoài ra, giống như người Đức hay người Pháp, người Nhật cũng thích hương vị và sớ thịt khác lạ của món thịt ngựa. Thỉnh thoảng họ còn ăn thịt ngựa sống như là món sashimi. Thay vì sashimi cá, tôm hay bạch tuộc thì là sashimi thịt ngựa.
Nguyên liệu và gia vị trong món Nhật
Lẩu Shabu Shabu – Ảnh: eatbma.blogspot.com
Các loại thực phẩm khác
Rau củ của Nhật Bản gần giống như các nước khác; bao gồm các loại rau ăn lá, loại lấy trái và loại lấy rễ. Rau ăn lá như rau chân vịt, lá cây hoa cúc. Trái có cà tím, loại lấy rễ có nhiều loại xa lạ với các nước khác như fuki (khoai môn), dai- kon (một loại củ cải). Daikon xắt mỏng được coi là món ăn độc đáo của người Nhật, được ngâm chua hay để trang trí đĩa thức ăn.
Nguyên liệu và gia vị trong món Nhật
Chawa-mushi – Ảnh: commons.wikimedia.org
Người Nhật còn có nhiều món ăn chế biến với trứng. Họ có cách riêng trong chế biến trứng, như món TamagoYaki là món trứng chiên dùng trong gia đình. Món Chawa-mushi, có nghĩa là “món trứng hấp trong thố sứ” là món trứng trộn với gia vị, nước dùng gà rồi đem hấp trong thố. Trong các thành phố, các okonomiya (cửa hiệu trứng ốp lết) cung cấp cho khách ăn một thực đơn hoa cả mắt về các món ốp lết.
Nguyên liệu và gia vị trong món Nhật
Súp Miso – Ảnh: www.yeedesign.com
Tofu (đậu phụ, tàu hủ) là món ăn được phổ biến rộng rãi khắp nước Nhật. Đậu phụ có nhiều loại: mềm mượt, mềm vừa, cứng, được ăn nguội hoặc ăn nóng. Đậu phụ cũng có thể được chế biến như món nước uống hay thức ăn, như món ăn với cơm hoặc món ăn tráng miệng. Bữa ăn của người Nhật sẽ không thành bữa ăn nếu không có món đậu phụ. Món súp Miso nổi tiếng của Nhật Bản nấu với tương đặc Miso không thể thiếu thành phần đậu phụ trong đó.
Gia vị
Món ăn Nhật Bản không thể thiếu các loại gia vị dùng chế biến tạo nên hương vị riêng. Có thể kể một số gia vị thông dụng trong ẩm thực Nhật Bản như sau:
Dashi: hỗn hợp bột rong biển trộn với bột cá cơm, được dùng làm bột nêm.
Mirin: loại rượu nếp, ít chất cồn, vị ngọt, thường dùng để pha vào các loại xốt. Có hai loại Mirin là Hon và Shin. Cả hai loại này đều có nồng độ cồn dưới 1%. Mirin giúp làm tăng hương vị và khiến món ăn có màu sắc đẹp hơn.
Tương đặc Miso: làm từ đậu nành lên men, là món chủ yếu trong chế biến món ăn Nhật, được coi là protein thực vật.
Giấm gạo: Là loại giấm được làm lên men từ gạo hoặc từ rượu nếp. Giấm gạo có mùi nhẹ và vị chua dịu, hơi ngọt, không màu hoặc hơi vàng.
Nguyên liệu và gia vị trong món Nhật
Rượu Sakê – Ảnh: forum.vysan.net
Rượu gạo Sakê: để nấu làm món ăn hoặc uống riêng, vị ngọt, ít cồn.
Tương ớt Hàn Quốc: Có vị rất cay do đó cần cẩn thận liều lượng khi dùng.
Gia vị Sansho: loại gia vị dùng trong các món Nhật hương vị Trung Hoa, rất độc đáo, thường dùng để rắc vào các món thịt.
Wasabi: vị cay nồng, ở dạng bột hoặc sệt. Loại gia vị này có mùi hăng và cay làm át đi mùi tanh của cá sống, màu xanh lá của nó góp phần không nhỏ vào việc trang trí cho món ăn thêm phần đẹp mắt. Hỗn hợp gia vị: gồm rong nori, mè rang, muối. Để rắc vào món cơm, nui, mì, miến, xà lách, trứng… Gia vị Shichimi Togarashi: gồm 7 thành phần, thường ăn kèm với súp và mì. Nước tương đậu nành (Tamari): gần giống xì dầu của người Hoa nhưng mùi vị nhẹ hơn, làm bằng phương pháp lên men tự nhiên.
Gừng muối: dùng trang trí các món thịt, cá, cơm, cay dịu, mùi thơm đặc biệt.
Nguyên liệu và gia vị trong món Nhật
Rong biển Nori – Ảnh: www.jonolavsakvarium.com
Rong biển Nori: được ép thành miếng mỏng, dùng cho vào súp hay cuốn bên ngoài cơm sushi, cá, tôm… làm tăng tính thẩm mỹ cho món ăn và rất bổ dưỡng.
Muối mè: trắng hoặc đen được rang chín làm gia vị. Ngày nay cả thế giới đều ưa thích loại muối mè rất đa dạng của Nhật Bản.
Củ cải: dùng ăn kèm hoặc ngâm giấm, ngâm tương. Có nhiều loại được bày bán dưới dạng chế biến sẵn.
Xốt cà chua Tonkatsu: loại xốt cay của Nhật, giống như xốt Worcestershire và mù tạc, thường ăn với thịt heo Tonkatsu.
(theo Hanoilive)

Tinh tế ẩm thực Nhật qua những món mì

Khi nói đến ẩm thực Nhật Bản, người ta thường nghĩ đến sushi, sashimi, tempura và vô số những món ăn lành mạnh và bổ dưỡng của đất nước xinh đẹp này. Nhưng sẽ thật thiếu sót nếu bạn bỏ quên những món mì, một trong những món ăn làm người Nhật tự hào về sự đa dạng, hương vị và sự phổ biến của nó trong nền ẩm thực của mình.
ách người Nhật ăn mì khá khác với Việt Nam. Người Việt Nam trong ăn uống thường giữ lịch sự nên ăn uống phải nhỏ nhẹ, kín tiếng, nếu không sẽ bị xem là bất lịch sự. Người Nhật lại khác, họ thường gắp một đũa mì và ăn hết toàn bộ các cọng mì mà không cắn đứt cọng mì. Để ăn hết nguyên đũa mì, thường phải hút cọng mì và tạo ra một tiếng “sụp”, đó là âm thanh của sự ngon miệng theo người Nhật, cũng như thể hiện sự biết ơn với người đầu bếp đã làm ra món mì.
Hãy cùng điểm qua một số loại mì truyền thống mà bạn nên nếm thử khi đến làm khách tại các nhà hàng Nhật.
Mì ramen
Ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc, tại Nhật Bản loại mì này thường được gọi là Chuuka Soba (mì Trung Quốc). Người Nhật bắt đầu ăn loại mì này vào năm 1910, đây là khoảng thời gian ẩm thực Trung Quốc gây được sự chú ý đối với nhiều người. Dựa trên các nguyên liệu của mình, họ đã kết hợp với hương vị và khẩu vị ăn của từng vùng miền để tạo nên món ăn rất riêng. Hiện nay, ramen là tên một món ăn đơn giản, bao gồm lúa mì kiểu Trung Quốc với nước tương, thịt heo, tiếp theo là cá, dưa chua và rau bina (một loại cải bắp Trung Quốc). Khi mì ramen được truyền đến Nhật Bản, ban đầu nó được bày bán chủ yếu ở những quán vỉa hè.
Mì ramen sợi nhỏ, có thể ở dạng mì tươi hay mì khô đóng gói, còn cách chế biến thì rất đa dạng, tùy theo từng vùng miền khác nhau. Mỗi vùng miền có hương vị ramen đặc trưng của mình, từ Tonkatsu ramen của Kyuushuu tới Miso ramen của Hokkaido. Loại mì này thường được ăn chung với thịt heo thái lát (chaashuu), rong biển khô (nori), kamaboko (chả cá Nhật Bản), hành xanh, thậm chí cả ngô nữa. Nước súp mì được nấu bằng muối - nước trong (shio ramen), hầm xương heo - nước đục váng mỡ (tonkotsu ramen), nước tương Nhật - nước trong màu nâu đen (shouyu ramen) và bằng miso - nước đục (miso ramen).
Mì somen
Đây là loại mì lạnh dành riêng cho mùa hè nóng bức. Ở Nhật Bản, mùa hè không nóng như ở Việt Nam, nhưng món mì này rất được ưa chuộng tại đây. Nó là món ăn truyền thống, là niềm tự hào của người Nhật mỗi khi có dịp nói về vùng đất quê hương mình. Mì somen thường được ăn lạnh với nước xốt ngâm hương liệu hoặc nước xốt Tsuyu. Vào mùa hè, somen được ướp trong đá lạnh là một món ăn phổ biến để hạ nhiệt. Món ăn này được trình bày cầu kỳ với nhiều các nguyên liệu khác nhau, tuỳ thuộc vào khẩu vị của người ăn khi chế biến. Mì somen sợi mỏng, dài được bày trong những chiếc bát thuỷ tinh, khi ăn được chan với nước đá kèm theo chút rau xanh, các loại củ quả hay các loại thịt khác nhau. Một chút mì trong veo với nước mát lạnh sẽ làm mùa hè tan biến trong từng gắp mì.
Vào một số nhà hàng ở Nhật, các bạn sẽ được phục vụ món Nagashi somen (mì chảy), mì được ngâm xuống một ống tre đựng nước sạch và lạnh. Khi somen chảy qua, thực khách sẽ dùng đũa gắp chúng ra và nhúng vào Tsuyu.
Loại somen được dùng với súp nóng thường được gọi là “nyumen” và được ăn vào mùa đông, rất giống với soba và udon.
Mì soba
Mì soba xuất hiện vào khoảng năm 1500 ở xung quanh thành Edo (nay là thủ đô Tokyo) với loại mì nguyên thủy đầu tiên được dâng lên tướng quân là Sarashina ki-ippon. Chúng được gọi là Nihon soba, nghĩa là soba Nhật Bản. Cùng với món udon, đây là món mì có từ lâu đời tại đây, dần dần mì soba phát triển đa dạng, từ mì lạnh đến mì nóng với nhiều phụ liệu phong phú với đậu hũ, thịt động vật hay hải sản.
Mì soba chế biến rất công phu, được thực hiện qua nhiều bước và cách ăn cũng rất đặc biệt. Chúng làm bằng cách trộn bột kiều mạch và bột mì, thêm nước tạo thành bột sệt, rồi nhào và lăn cho mỏng ra, cắt thành những sợi nhỏ, có thể ăn nóng (Kake soba) và ăn lạnh (Zazu Soba/Mori soba). Mì soba còn được gọi là mì tiễn năm cũ hay mì may mắn bởi vì người Nhật thường thích ăn loại mì này vào ngày cuối cùng trong năm để tiễn năm cũ, đón một năm mới. Sợi mì soba dài và dai, còn biểu tượng cho sự trường thọ của con người, cho nên nó cũng được coi là biểu tượng cho sự may mắn.
Mì udon
Mì udon là một loại mì đặc biệt và nổi tiếng ở Nhật, nó có mặt khắp nơi từ những con đường nhỏ, cửa hàng thực phẩm đến các nhà hàng, khách sạn. Udon được chế biến từ bột mì, muối và nước, công đoạn cuối là nhào nặn. Để có udon ngon phụ thuộc vào kỹ thuật lên men và chế biến của các bậc sư phụ. Mì udon được làm từ bột mì, dày, đầu có hình tròn hoặc hình vuông, thường có hai loại: udon thường, sợi mì dày hơi vuông, giá cả phải chăng; một loại khác là udon đặc biệt Inaniwa, mảnh mai như sợi tóc, vàng ươm như nắng thu và giá thành tương đối đắt.
Udon có hương vị đậm đà của bột mì, kèm thêm một chút vị mặn, ngọt thanh và dai dai. Theo truyền thống, nó được dùng chung với nước luộc thịt, ăn kèm với trứng chiên, các loại rau, cá, bánh bao, thịt heo muối, tôm chiên. Mỗi món mì udon đều có một tên riêng để phân biệt, ví dụ như: Kake udon được làm từ nước luộc thịt đơn giản, ăn kèm với nước xốt cùng mirin và dashi (hai loại gia vị phổ biến của người Nhật); Kitsune udon được làm với đậu phụ chiên hoặc Yakiudon - mì udon trộn chung với xốt đen.

(Theo Vnexpress)

Tìm hiểu sự đa dạng trong ẩm thực quý tộc xưa

Dân nhà giàu xưa sống xa xỉ không kém giới quý tộc châu Âu. Họ giàu tiền lắm của, nhiều đất đai, có người ở, đầy tớ và đặc biệt là muốn gì được nấy...
Bàn về chuyện ăn uống của người giàu xưa, theo cuốn Những phú hộ lừng danh Nam Kỳ, họ thường ăn uống cầu kỳ, đủ các thứ món ngon vật lạ, không những có sẵn tại địa phương, đôi khi còn mua những thứ xa xỉ, nhập ngoại.
Rùa, rắn (rắn hổ đất, rắn hổ hành), trăn, cua đinh, lươn ếch, tôm càng, cua biển lột... cho tới thịt heo rừng, thịt nai, chồn, kỳ đà... là lựa chọn số một của dân nhà giàu xưa. Họ không chế biến đơn giản, mà rất phiền phức. Và vì lẽ đó, nhà giàu nào cũng có nuôi thêm người đầu bếp riêng. Nhiều chỗ có đến vài ba đầu bếp: người chuyên nấu món ăn Tàu, người chuyên nấu món ăn Tây và có người chuyên các nhậu của Việt Nam. Minh chứng điển hình nhất là vào năm 1932, công tử Phước Georges qua Pháp du lịch, đã đem theo người đầu bếp chuyên môn nấu món ăn mà cậu thích.
Một gia đình nhà giàu Việt Nam xưa. Ảnh internet
Ở miền Nam, khu vực từ Tiền Giang tới Cà Mau, Rạch Giá, có nhiều điền lớn. Trong mỗi điền, nhà cửa của họ được cất như dinh thự, kiểu villa, nhà lầu. Có những chủ điền là người có học, đỗ đạt bằng cấp cao, nhưng không ra làm quan. Họ hưởng thụ đời sống cao hơn cả những ông tổng đốc, tuần phủ ngoài Bắc. Tới thăm nhà họ bất chợt, chỉ trong vòng một giờ, trên bàn đã có sẵn 5, 6 món ăn, món nào cũng ngon như tôm càng lớn, cá nướng trụi, cá vồ (loại nuôi bằng cám trong hồ), kho lạt, nấu canh chua... Nhiều nhà còn mời khách ăn gà đút lò, heo sữa quay trong lò hầm gạch, vịt sen nấu cháo.
Là món ăn lạ của ông Hội đồng Cảnh ở Nha Mân, heo sữa quay trong lò hầm gạch có quy trình chế biến cực cầu kỳ. Mỗi lần hầm gạch, đến khi dứt kỳ chụm lửa, vì gạch đã chín mới lấy ra khỏi lò thì bắt đầu làm heo sữa đút lò. Phải lựa thứ heo con lớn bằng con thỏ, vừa 4 người ăn, cạo sạch, mổ bụng lấy bộ lòng dành nấu cháo khuya. Heo làm xong, ướp gia vị, ngũ vị hương, chao đỏ, tàu hủ đỏ, đặt trong đã bàn hình bầu dục, còn gọi đã hột xoài. Tất cả được để trên cái mâm rồi dùng đồ kê, đưa vào trong lò gạch còn nóng, đóng bít cửa lò lại. Trong lúc chờ đợi, khách được mời ăn trứng gà lộn trái vải, gỏi cuốn tôm càng, chạo tôm, chả giò uống rượu mạnh vị khai vị. Khoảng trên dưới một giờ, heo sữa đút lò chín, đem ra thơm mùi ngũ vị hương, da giòn rụm, thịt mềm, ngọt và thơm.
Đuông dừa. (Ảnh: Thế giới côn trùng)
Còn ông Hội đồng Ngô Phong Điệu tại Bạc Liêu lại thích món đuông, mà phải loại đuông nuôi bằng mía mới ngọt và thơm. Đuông là ấu trùng của con kiến dương, có hình con nhộng, dùng bơ chiên làm món nhậu rất hấp dẫn; thường sống trên đọt cây dừa, cây chà là, cây đủng đỉnh. Trong đó, đuông chà là là thịnh hành nhất và chỉ người sành ăn mới biết loại này.
Ông Hội đồng Điệu thường cho nuôi đuông bằng mía trong nhà và ông có cả một nghệ thuật ăn đuông. Với đuông chà, ông thường yêu cầu đầu bếp dùng bơ, mỡ chiên vàng, có khi lăn bột rồi chiên, là món nhậu khoái khẩu. Tuy nhiên, dù ăn bằng cách nào trước hết cũng phải ngâm đông trong nước muối, hay nước mắm cho nhả chất dơ.
Dân nhà giàu xưa cũng rất "bồ kết" món bò gác tréo - phải lựa bò tơ, làm sạch, thui vàng, nướng nguyên con trên lửa than hồng. Con bò lăn trong trên một cây trục, hai đầu gác lên hai trụ bằng tre, xóc thành cái nạng như bắc cầu khỉ ở thôn quê; được quay chầm chậm liên tục trên lửa than cháy riu riu. Khi bò vừa chín, lớp mỡ chảy xuống than nóng nghe xèo xèo. Mọi người sắp hàng một, tay cầm đĩa, dao; lần lượt tới vị trí con bò quay trên bếp than hồng và cắt thịt. Bước kế tiếp tiến tới chỗ để rau sống, đủ các loại, thêm chuối, khế... rồi tới chỗ lấy nước mắm pha sẵn hay mắm nêm. Cuối cùng tối chỗ để rượu đủ loại, tha hồ uống...
(theo amthuckhachsan)

Cơm lam - nét duyên của ẩm thực vùng cao

Cơm lam không chỉ là món ăn quen thuộc, mà còn là món ăn có giá trị tâm linh đặc biệt đối với người dân vùng cao. Từ món ăn đơn giản, được chế biến bởi những người đi rừng, ngày nay cơm lam trở thành một món ăn đặc sản dùng để đãi khách phương xa cũng là một món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ hội.
Để chế biến được món cơm lam đòi hỏi người “đầu bếp” phải có sự tỉ mỉ đến từng chi tiết. Món ăn đặc sản ấy được làm từ gạo nếp ngâm lẫn với lá thơm đêm trước, cho vào ống nứa non. Khi gạo đã đầy hai phần ba ống, người "đầu bếp" khéo léo đổ nước suối mát lạnh đựng trong những cái bầu khô đen bóng dốc vào từng ống một. Người ta tước những chiếc lá chuối già đã ngả màu vàng và tai tái héo bởi hơi nóng lửa hơ và bắt đầu vê từng cái nút cho vào từng ống nứa.
(Nguồn: Internet)
Những chiếc ống sau khi đã cho đủ gạo và nước, được vùi vào bếp tro hồng. Những hạt gạo dẻo bắt đầu giữ rịt lấy nhau, nước từ thành ống nứa ngấm dần vào từng hạt gạo.... Tưởng đơn giản thế thôi mà cơm lam lại mang hương vị đặc biệt của núi rừng, có thể làm say lòng bất cứ người thưởng thức nào.
Khi mùi thơm bốc lên là cơm đã chín. Khi cơm chín, ta chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài ống cơm thật khéo léo cho đến khi bao bọc phần ruột cơm chỉ là một lớp nứa mỏng, xắt mỗi ống ra thành năm hay bảy khúc. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp nứa bên ngoài. Cơm lam thường được dọn ra ăn cùng với thịt gà hay thịt lợn rừng nướng (những thứ thịt này cũng được nướng trong ống tre). Tuy nhiên, cơm lam ngon nhất vẫn là khi ăn với muối vừng.
(Nguồn: Internet)
Hương thơm, vị bùi của cơm dẻo, vị cay của gừng, vị ngọt của nước ống nứa, vị thanh thanh lá chuối, mùi của khói bếp lửa thật quyến rũ, đủ để mùi cơm lam thơm cả một góc rừng. Cơm lam có thể ăn ngay hoặc để cả tuần mà vẫn mềm, ngon và không bị thiu mốc.
Để thưởng thức món ăn chơi này cũng phải biết cách, nhẹ tay tước từng mảnh của ống cơm, lần lượt, lần lượt... cơm lam lộ ra màu xanh ngọc. Nhai chậm vị béo bùi của nếp, dừa cùng vị ngọt, mặn vừa đủ và hương thơm cứ tan dần trong miệng.
Tại Hà Nội, bạn có thể thưởng thức đặc sản cơm lam tại nhiều nhà hàng để cảm nhận không khí ẩm thực thanh khiết giữa chốn thị thành.

Khám phá phong cách ẩm thực Nhật Bản

Trước khi ăn người Nhật thường nói “itadakimasu”, đó là một câu nói lịch sự nghĩa là “xin mời”. Nó nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa “gochiso sama deshita” có nghĩa là “cám ơn vì bữa ăn ngon”.
Phong cách ăn uống điển hình của người Nhật hiện nay như thế nào?
Phong cách, thói quen ăn uống của người Nhật đã bị Âu hóa đi nhiều và trở nên khá đa dạng. Thay đổi rõ nét nhất là sự xuất hiện của bánh mỳ trong các bữa ăn. Hiện nay có rất nhiều người dùng bánh mỳ, trứng, sữa, và uống cà phê hay trà cho bữa sáng.
Thập kỷ trước đây, các nhân viên công sở thường mang theo hộp cơm trưa tới nơi làm việc nhưng hiện nay thì tại các quán ăn gần nơi công sở bạn có thể tìm thấy đủ các món ăn thay đổi theo khẩu vị từ phương Tây cho tới khẩu vị truyền thống của Nhật. Tại đa số các trường tiểu học, trung học của Nhật đều có phục vụ bữa trưa, được thiết kế với thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng và tất nhiên là có cả khẩu vị của các món ăn phương Tây lẫn khẩu vị truyền thống của Nhật.
Các bữa ăn tối của người Nhật cũng thay đổi với nhiều loại món ăn bao gồm cả các món ăn Nhật, các món ăn Tàu và cả các món ăn của phương Tây. Nói chung thì trẻ em Nhật thích các món ănphương Tây như là xúc xích (hamburger) hơn là các món ăn Nhật cho nên các món ăn tối tại nhà thường có xu hướng thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của chúng.
Người Nhật có ăn cơm hàng ngày không?
Từ dùng để diễn tả bữa ăn ở Nhật là gohan. Từ này theo nghĩa đen để chỉ gạo được hấp hay đồ chín, nhưng gạo là một loại lương thực quan trọng đối với người dân sứ xở mặt trời mọc, nên gohan còn dùng để chỉ tất cả các món ăn. Một bữa ăn truyền thống của người Nhật gồm cơm cùng với một món chính là thịt hoặc cá, một vài món ăn thêm (thường là rau được nấu chín), súp (thường là súp miso) và rau muối. Gạo có tính kết dính khi nấu chín nên rất thích hợp với việc dùng đũa.
Trên thực tế thì có rất nhiều người Nhật cảm thấy rất khó chịu nếu không ăn cơm ít nhất mỗi ngày một lần, tuy nhiên hiện nay có khá nhiều người dùng bánh mỳ cho bữa sáng và các loại mì sợi (pasta) cho bữa trưa. Bữa ăn của người Nhật ngày càng trở nên phụ thuộc vào thịt, bơ sữa và hoa quả hơn là vào gạo và lúa mì. Một cuộc điều tra cho thấy so với năm 1960 thì vào năm 1993 nhu cầu của người Nhật về thịt tăng 6 lần, nhu cầu về sữa và các sản phẩm bơ sữa tăng 4 lần, nhu cầu về hoa quả tăng 2 lần.
Người Nhật thích ăn món gì nhất?
Thói quen ẩm thực của người Nhật rất đa dạng cho nên rất khó nói là họ thích món ăn nào nhất. Tuy nhiên theo sự điều tra của các nhà hàng bình dân thì món ăn được gọi nhiều nhất là xúc xích, món cari (curry) với cơm và mỳ ống (spaghetti). Những món ăn trên cũng được yêu chuộng nhất tại nhà. Trong con mắt của người nước ngoài thì Sushi (cơm nắm cá sống), Tempura (tôm, rau tẩm bột rồi đem rán) và Sukiyaki (món lẩu thịt bò với nước tương và rau) là các món ăn truyền thống của người Nhật thì tất nhiên rất phổ biến ở Nhật (tuy nhiên họ không ăn các món đó hàng ngày).
Tương, xì dầu (shoyu, soy sauce) được dùng ở Nhật từ bao giờ?
Shoyu (Sho là chữ “tương” nghĩa là nước tương, yu là chữ “du” nghĩa là “dầu”, “dầu ăn”) bắt đầu xuất hiện trong các thực đơn là vào khoảng giữa thời kỳ Muromachi (1333-1568) và vào cuối thế kỷ XVI thì Shoyu trở thành phổ biến đối với người Nhật. Tuy nhiên vào trước thời kỳ Nara thì Hishio, được coi là nguồn gốc của Shoyu, đã xuất hiện tại Nhật. Hishio được làm bằng cách cho lên men hỗn hợp gồm gạo, thịt, cá, rau và tảo biển. Shoyu và Miso chính là các biến thể khác nhau của loại nước chấm này. Có rất nhiều loại nước chấm khác nhau như Tamari, Koiguchi, Usuguchi, được chế biến từ Hishio vào thời kỳ Edo và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi.
Miso được bắt đầu sử dụng tại Nhật từ bao giờ?
Miso là loại gia vị làm bằng cách hấp chín đậu nành rồi ủ chung với muối và men cho nó lên men, lưu ở dạng đặc quánh. Miso bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ Nara (710-794), vào thời kỳ Heian (Bình An) thì đã xuất hiện những cửa hàng bán Miso. Miso được làm từ đậu nành được ninh kỹ và trộn với muối và kouji (hỗn hợp của gạo lên men, lúa mạch và đậu). Có người nói rằng vào khoảng thế kỷ XV, XVI Miso đã từng được chế biến tại các ngôi đền và được coi là một loại lương thực quan trọng cho quân lính khi có chiến tranh. Cũng giống như Shoyu, Miso trở nên phổ biến đối với người Nhật vào khoảng thời kỳ Muromachi (1333-1568).
Thế nào là cách cầm đũa đúng?
Có rất nhiều thanh niên hiện nay không biết cách cầm đũa sao cho đúng. Lý do của việc này có lẽ là do thói quen dùng các món ăn phương Tây với dao và nĩa.
Để cầm đũa đúng cách thì đầu tiên bạn hãy tách 2 cây đũa ra, sau đó để chúng song song với nhau trên ngón trỏ và dưới ngón cái. Đặt phần giữa của cây đũa trên giữa đầu ngón trỏ và phía trên phần móng ngón giữa, đặt ngón cái đè lên trên cây đũa trên đó. Dùng đầu ngón giữa và phần móng ngón đeo nhẫn giữ phần giữa của cây đũa phía dưới. Tận dụng nguyên tắc của đòn bẩy, bạn chỉ cần dịch chuyển cây đũa trên là có thể gắp thức ăn dễ dàng. Dùng đũa như nĩa hay để xọc thức ăn, mút đầu đũa hoặc dùng đũa thay tăm bị coi là những thói quen xấu.
Sự khác nhau giữa đũa Nhật và đũa Việt Nam: một điều chú ý là đũa Nhật khác đũa Việt Nam ở chỗ là đầu của đũa Nhật nhọn và nhỏ hơn rất nhiều so với phần trên của đũa.
Rượu Nhật Bản (Sake) được chế tạo như thế nào?
Sake nguyên chất, Seishu (Tinh tửu), được chế tạo bằng cách cho lên men hỗn hợp gạo, mạch nha và nước. Đầu tiên, rửa sạch gạo để loại bỏ cám. Sau khi để cho gạo hút nước xong thì phơi khô, sau đó hấp lên, sau đó trộn với mạch nha và nước và để lên men trong khoảng 20 ngày. Thành phần thu được sẽ được làm cô đọng lại bằng máy và ta sẽ thu được Sake và Sakekasu. Sake, sau khi để một lát thì sẽ tự phân chia ra làm Seishu và Ori. Seishu sau đó được lọc và được chế biến thêm với hương liệu và gia vị. Được khử trùng bằng nhiệt, Seishu được bảo quản ở nhiệt độ dưới 20 độ C trong 6 tháng. Sau đó nó sẽ lại được điều chỉnh lại trước khi được khử trùng bằng nhiệt thêm một lần nữa. Cuối cùng Seishu được đóng chai và xuất xưởng.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons